Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Học Nghề Gì 3 Tháng Có Việc Làm Ổn Định?

Học nghề đã và đang trở thành xu hướng trong giới trẻ hiện nay. Thời gian học ngắn chỉ cần khoảng 3 tháng là bạn đã có thể thành thạo kỹ năng nghề và hoàn toàn tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp trên cả nước.

Học Nghề Gì 3 Tháng
Học nghề ngắn hạn đã và đang mang đến nhiều cơ hội cho giới trẻ

Với thời gian học ngắn, xin được việc ngay, mức lương ổn định cùng cơ hội thăng tiến cao, học nghề giờ đây đã không còn quá xa lạ. Nhiều bạn trẻ chọn học nghề ngắn hạn chỉ trong thời gian 3 tháng để tạo dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc và bước vào đời. Không ít những vị trí quản lý trong các doanh nghiệp lớn do các bạn trẻ chỉ mới ở độ tuổi đôi mươi đảm nhiệm. Học nghề giúp tiết kiệm thanh xuân, chi phí, thời gian và cơ hội thành công không hề kém bất kỳ một bậc học nào khác trong xã hội.

Học nghề 3 tháng có đủ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ?

Đa số chương trình học nghề ngắn hạn tại Việt Nam đều được xây dựng bài bản, khoa học, dựa trên những ưu điểm trong đào tạo nghề tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Điều này giúp học viên trường nghề tiệm cận với những kiến thức chung, mang tính quốc tế. Từ đó có thêm nhiều cơ hội để làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế.

Nội dung bài học bám sát với yêu cầu tuyển dụng thực tế. Do đó, học viên trường nghề trở thành đối tượng được các nhà tuyển dụng “săn đón” vì đáp ứng được những điều mà họ mong muốn. Những ứng cử viên đến từ các trường nghề có đủ kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết giúp các đơn vị tuyển dụng không tốn thời gian cũng như chi phí để đào tạo lại.

Học nghề 3 tháng có đủ kiến thức, kỹ năng
Nhiều nhà tuyển dụng tìm đến các học viên trường nghề

Chương trình học nghề chủ yếu là hơn 90% thực hành, học viên được học trong môi trường giống với thực tiễn. Tuy 3 tháng nhưng học viên được cầm tay chỉ nghề đến khi thật thành thạo nghiệp vụ. Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể đảm nhận ngay công việc mà không bị bỡ ngỡ.

Học nghề gì 3 tháng dễ dàng xin việc được ngay?

Học nghề làm bánh

Những chiếc bánh ngọt không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người. Việc trở thành thợ làm bánh và phát huy khả năng sáng tạo của mình là lựa chọn không tồi cho những ai yêu thích thế giới của bơ và bột. Học nghề làm bánh chỉ mất thời gian khoảng 1,5 – 6 tháng tùy vào chương trình hoặc loại bánh mà bạn muốn học. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào bộ phận bếp bánh của nhiều nhà hàng, khách sạn lớn trên cả nước hoặc tự kinh doanh bánh ngọt tại nhà, online… Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc trong các công ty sản xuất bánh kẹo…

Học nghề làm bánh
Học nghề làm bánh trong 1,5 – 6 tháng

Học nghề pha chế

Barista hay Bartender là công việc thích hợp cho những bạn trẻ yêu thích sự năng động. Bạn có thể trở thành nhân viên pha chế trong các nhà hàng, khách sạn, quán café, quầy bar… và nhận được mức lương hấp dẫn cùng với những cơ hội tốt để phát triển bản thân. Tùy theo chương trình đào tạo, thời gian cho một khóa học pha chế là 1,5 – 5,5 tháng. Mức lương pha chế hiện nay dao động từ 240 – 350 USD cho vị trí nhân viên và hơn 1300 USD cho các vị trí quản lý. Đây là khoản thu nhập chưa bao gồm phụ cấp và tiền tip.

Học nghề pha chế

Thời gian học nghề pha chế 1,5 – 5,5 tháng

Học nghề nấu ăn

Đầu bếp là một trong những vị trí công việc được tuyển dụng đông đảo trong khối ngành Dịch vụ Du lịch, Ẩm thực hiện nay. Thời gian học nấu ăn là trong khoảng 3 – 6 tháng. Trong quá trình học, bạn cũng có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến ẩm thực để học hỏi, trải nghiệm và tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng. Học viên nghề bếp sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện… Mức lương ở vị trí Đầu bếp là 220 – 300USD, khi thăng tiến đến những cấp bậc cao hơn như Bếp trưởng điều hành là >1.100USD. Đây là thu nhập chưa bao gồm phụ cấp, tiền típ và có thể thay đổi tùy theo môi trường làm việc.

Học nghề nấu ăn
Học nấu ăn chỉ mất 3 – 6 tháng

Học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Các khóa học nghiệp lý quản lý nhà hàng khách sạn và lễ tân chuyên nghiệp ngắn hạn từ 2 – 5 tháng đảm bảo bạn sẽ được xây dựng nền móng vững chắc để phát triển trong nghề. Mức lương của các công việc thuộc ngành học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn phụ thuộc vào kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm, cấp bậc và quy mô của nơi bạn làm việc.  Nhân viên (Lễ tân, Phục vụ bàn, Làm phòng, Tổng đài…): 150 – 200 USD/tháng. Quản lý cấp trung (Trưởng ca nhà hàng, Giám sát tiền sảnh…): 220 – 450 USD/tháng. Quản lý cấp cao (Quản lý nhà hàng, Quản lý F&B, Giám đốc F&B…): 450 – 1300 USD/tháng.

Học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn
Nhiều khóa học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn chỉ trong 2 – 5 tháng

Trong quá trình làm việc, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học thêm để nâng cao kiến thức và tìm kiếm những cơ hội tốt hơn cho bản thân. Nếu có mong muốn tích lũy kiến thức trong thời gian 3 tháng và tìm kiếm cơ hội để phát triển tương lai với những ngành nghề này, bạn có thể điền ngay thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi 1800 6148 để được Bếp Trưởng Á Âu tư vấn chi tiết hơn về chương trình học nghề nhé!



Đăng Tại : Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/tin-tuc/chon-nghe-phu-hop/hoc-nghe-gi-3-thang-co-viec-lam-on-dinh

Bề Bề Xốt Me

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Roux Là Gì? Kỹ Thuật Nấu Roux

Kỹ thuật nấu Roux rất quan trọng đối với một đầu bếp chuyên nghiệp, đặc biệt là đầu bếp món Âu. Roux được sử dụng trong các món xốt, súp, đồ hầm… giúp món ăn thêm bóng mượt và có hương vị đặc biệt. Tuy nhiên, để có được phần Roux đúng yêu cầu và ứng dụng được cho từng món ăn, bạn cần phải nắm rõ kỹ thuật nấu.

Kỹ thuật nấu Roux

Roux là gì?

Roux là một loại nước xốt, được kết hợp từ chất béo và bột, nấu với nhau theo tỷ lệ 1:1. Trong ẩm thực Pháp, các đầu bếp thường dùng bột mì và bơ để nấu Roux. Công dụng chính của Roux là để làm sánh, sệt xốt (Bechamel, Veloute…), súp và các món hầm.

Bất kì loại bột mì nào cũng đều có thể làm được Roux. Bơ là chất béo phổ biến để làm Roux tuy nhiên dầu thực vật, mỡ gà, mỡ bò, mỡ heo hoặc những chất béo khác cũng có thể sử dụng được. Hương vị của món ăn sẽ bị ảnh hưởng bởi chất béo sử dụng.

Có những loại Roux nào?

Dựa vào màu sắc của Roux người ta chia chúng thành 4 loại khác nhau. Màu sắc của Roux sẽ phụ thuộc vào thời gian nấu, càng đun lâu trên nhiệt, Roux càng có màu đậm hơn.

Roux trắng: Có thời gian nấu ngắn nhất, Roux trắng có độ sánh cao nhất, thường được dùng để chế biến xốt Bechamel và súp.

Roux vàng: Có thời gian đun lâu hơi Roux trắng, có màu vàng tươi, được dùng trong xốt Veloute, súp.

Roux nâu: Được sử dụng để chế biến các loại xốt nâu, soup, các món hầm với rượu vang đỏ, đun lâu hơn Roux vàng cho đến khi hỗn hợp có màu vàng nâu và dạng cát ẩm.

Roux nâu sẫm: Có thời gian nấu lâu nhất trong 4 loại Roux, được sử dụng chủ yếu để gia tăng hương vị, thường có mặt trong thành phần chế biến của ẩm thực phong cách Cajun.

Kỹ thuật nấu Roux

Bắc chảo lên bếp, cho bơ vào đun cho tan chảy, sau đó thêm bột mì. Lượng bột mì bằng với lượng chất béo theo tỷ lệ 1:1. Bạn khuấy liên tục ở nhiệt độ thấp. Khi sôi hỗn hợp sẽ nổi bọt khí và tiếp tục khuấy cho đến khi bọt khí nhỏ lại chúng ta sẽ thu được phần Roux trắng.

Roux trắng

Nấu thêm khoảng 3 – 4 phút nữa, hỗn hợp sẽ chuyển sang màu vàng sậm, sánh mịn nhưng không bị đông đặc lại là bạn sẽ thu được Roux vàng. Lưu ý là bạn vẫn phải khuấy đều tay cả vòng trong và vòng ngoài của hỗn hợp.

Roux vàng

Tiếp tục nấu thêm khoảng 8 – 10 phút nữa, hỗn hợp sẽ chuyển sang màu nâu và có kết mịn, tương đối loãng. Lúc này, bạn sẽ thu được Roux nâu.

Roux nâu

Cách bảo quản Roux

Để nguội hỗn hợp Roux rồi cho chúng vào hộp kín, bảo quản trong tủ lạnh. Cách bảo quản này sẽ giúp bạn giữ chúng thơm ngon trong khoảng vài tuần mà không sợ hư hại gì.

Roux được ứng dụng rất nhiều trong chế biến món Âu và không chỉ góp phần cho món ăn ngon về hương vị mà còn sánh mịn, mượt mà ở hình thức. Chính vì vậy, là một đầu bếp chuyên nghiệp, việc nắm vững kỹ thuật nấu roux là hết sức cần thiết để bạn có thể linh hoạt ứng dụng vào các món Âu phục vụ khách hàng.

Nếu có mong muốn học hỏi thêm nhiều bí quyết cũng như kỹ thuật nấu món Âu chuẩn vị, bạn đừng quên để lại thông tin vào form bên dưới để được Bếp Trưởng Á Âu tư vấn chi tiết hơn về chương trình học Nghiệp Vụ Bếp Trưởng Bếp Âu nhé!



Đăng Tại : Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/ky-thuat/nau-roux

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Chọn Nghề Theo Đam Mê Hay Kỳ Vọng Của Gia Đình?

Vào thời điểm chọn nghề, chọn trường có lẽ luôn khiến các bạn trẻ phải đặt ra nhiều câu hỏi. Trong số đó, không ít bạn bị “mắc kẹt” giữa việc chọn nghề theo sở thích, đam mê và kỳ vọng của gia đình. Nhưng chọn nghề cũng chính là chọn tương lai cho mình. Do vậy, bạn cần phải đưa ra quyết định sao cho đúng đắn nhất.

Chọn nghề theo đam mê

Chọn nghề cũng chính là chọn tương lai cho mình. Ảnh: Internet

Nếu trước đây, nhiều người không có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin định hướng nghề nghiệp nên thường chọn nghề học theo xu hướng, theo bạn bè, theo lời khuyên của gia đình… thì ngày nay hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh việc tham khảo từ những nguồn trên, giới trẻ còn có vô vàng cơ hội để tìm hiểu, tiếp cận những công việc, ngành học mà mình yêu thích từ các kênh truyền thông, các chương trình tư vấn, hướng nghiệp… để dễ dàng đưa ra lựa chọn của mình.

Những kỳ vọng… không đúng hướng

Việc định hướng chọn nghề cho con cái từ lâu luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Trong mắt người làm cha mẹ, con cái luôn bé bỏng, dại khờ và họ luôn mong cho con có được tương lai tốt đẹp nhất. Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng hiểu và tạo điều kiện để con cái được chọn nghề, chọn ngành học theo đúng đam mê của bản thân. Thay vào đó là những kỳ vọng, hướng con phải chọn những ngành nghề dù con không thích nhưng chỉ vì những lý do như: đó là nghề truyền thống của gia đình; nghề đó dễ tìm việc lương cao, nghề đó nhàn nhã hợp với con gái hay đó là nguyện vọng, mong ước của chính cha mẹ trước đây họ chưa theo đuổi được…

Thực tế, có không ít những trường hợp mà bản thân những người khi đi theo kỳ vọng nhưng không đúng với mong muốn của bản thân từ cha mẹ đã phải hối tiếc vì chọn sai nghề. Nhiều bạn vì học nghề mình không thích nên luôn trong tâm trạng mệt mỏi, không có hứng thú tìm hiểu dẫn đến kết quả yếu kém; lại có những người dù cũng học xong, cũng tìm được việc làm nhưng bản thân không hể tìm được niềm vui trong công việc. Không ít người vì đành nghe theo gia đình nhưng lại không đi được đến cuối cùng mà bỏ dở nên “lỡ cỡ” cả tương lai, làm tốn kém cả thời gian lẫn công sức, tiền bạc…

Chọn nghề không có đam mê

Chọn nghề không có đam mê khiến bạn mỏi mệt, thiếu nhiệt huyết

Vì sao nên chọn nghề theo đam mê?

Có một quan điểm rất hay mà ai đi làm cũng đã từng nghe như: “Hãy chọn một công việc mà bạn yêu thích, và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của mình” hay “Học ngành gì không quan trọng nhưng nhất định bạn phải tìm được cho mình một công việc yêu thích. Như vậy bạn mới có thể vui vẻ từ 7h sáng đến 6 giờ tối mỗi ngày”. Như vậy cũng đủ để bạn thấy sự quan trọng của việc chọn đúng nghề, học đúng ngành.

Thế nhưng, ở tuổi mười tám, đôi mươi, chúng ta đâu phải ai cũng biết đam mê thực sự của mình là gì? Vậy thì phải làm sao? Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” , Rosie Nguyễn từng nói, nếu bạn chưa biết rõ đam mê của mình là gì, hãy theo đuổi sự tò mò của bạn, xem có cái gì khiến bạn hứng thú không? Bởi vì “sự tò mò có thể dẫn lối bạn đến đam mê, đưa bạn qua ngưỡng của sự quen thuộc”. Và chính nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình thích sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Còn nếu không yêu thích, đam mê, công việc đó, nghề nghiệp đó với bạn cũng chỉ là “chỗ trú chân tạm bợ”.

Chọn nghề đúng đam mê

Chọn nghề đúng đam mê sẽ giúp bạn yêu thích điều
 mình làm và dễ dàng vượt qua khó khăn

Steve Jobs, người sáng lập và là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Apple trong một lễ phát bằng tốt nghiệp ở một trường đại học Mỹ cũng từng chia sẻ: “Các bạn phải tìm ra cái mà mình yêu thích. Cách duy nhất để làm những việc vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm được điều đó, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng dừng lại”.

Bên cạnh đam mê, bạn cũng cần xem xét kỹ năng lực của mình để chọn được nghề nghiệp phù hợp. Và trong bối thời đại công nghệ như hiện nay, các bạn trẻ luôn cần được hướng nghiệp phù hợp để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai chứ không phải “sở trường các em muốn là thợ điện, bố mẹ lại cứ ép con học đại học” như lời của một đại biểu Quốc hội từng phát biểu.

Vậy đam mê của bạn là gì? Bạn đã sẵn sàng để đam mê dẫn lối cho mình chưa?

Nếu bạn đam mê ẩm thực và mong muốn khám phá, theo đuổi nghề bếp thì có thể điền vào form bên dưới hoặc gọi về tổng đài 1800 6148 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!



Đăng Tại : Bếp Trưởng https://beptruong.edu.vn/tin-tuc/chon-nghe-phu-hop/chon-nghe-theo-dam-me-hay-ky-vong-cua-gia-dinh