Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Bất Ngờ Với Cách Làm Bò Nhúng Giấm Bao Nhanh, Bao Ngon

Từng mê mẩn hương vị đậm đà nhưng bạn vẫn loay hoay chưa tìm ra được cách làm bò nhúng giấm thơm ngon. Từng thử nghiệm theo công thức trên Internet nhưng bạn vẫn chưa hài lòng với thành phẩm thu được. Đừng vội bỏ cuộc, các bạn hãy cùng Bếp Trưởng Á Âu khám phá ngay cách làm món ăn ngon từ bò này bao nhanh, bao ngon nhé.

Cách làm bò nhúng giấm Cách làm bò nhúng giấm là công thức được nhiều người tìm kiếm (Ảnh: Internet)

Lẩu bò nhúng giấm là món ăn quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của nhiều quán. Đây cũng là món ăn chiếm cảm tình của rất nhiều thực khách bởi hương vị thơm ngon khó cưỡng. Không chỉ vậy, bò nhúng giấm còn có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Vì lẽ đó, nhiều người đã dành thời gian tìm kiếm cách thực hiện món ăn này tại nhà để chiêu đãi người thân. Các bạn hãy cùng xắn tay áo vào bếp biến hóa các nguyên liệu thịt bò, bún, rau sống, gia vị… thành nồi lẩu nóng hổi, thơm ngon với công thức đơn giản dưới đây nhé.

Cách làm bò nhúng giấm đơn giản tại nhà

Nguyên liệu

  • 1kg thăn bò
  • 1 trái dừa xiêm
  • 3 trái chuối xanh
  • 2 trái dưa leo
  • ½ trái thơm (dứa)
  • 2 cây sả
  • 1 củ hành tây
  • 2 củ hành tím
  • 1 củ tỏi khô
  • 2 trái ớt tươi
  • 2 xấp bánh tráng cuốn
  • 1kg bún tươi
  • Rau sống ăn kèm: Xà lách, kinh giới, tía tô, húng lủi, húng quế…
  • Gia vị: Muối, đường trắng, giấm, mắm nêm, hạt nêm…

Cách làm bò nhúng giấm đơn giản tại nhà

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu rau củ

  • Bóc vỏ tỏi, hành tím đập dập rồi băm nhỏ để riêng. Bóc vỏ hành tây, rửa sạch, bổ múi cau.
  • Bóc vỏ ngoài của sả, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Nhặt bỏ cuống ớt, rửa sạch, loại bỏ hạt rồi cắt thành lát mỏng.
  • Gọt vỏ chuối xanh, rửa sạch, cắt thành lát mỏng rồi cho vào ngâm ngay trong bát nước muối pha loãng để đảm bảo chuối không bị thâm màu.

Cắt chuối thành lát mỏng Cắt chuối thành lát mỏng cho vào ngâm trong bát nước muối pha loãng (Ảnh: Internet)

  • Rửa sạch khế, gọt bỏ các cạnh, cắt thành lát mỏng rồi cũng cho vào ngâm trong bát nước muối pha loãng.
  • Nhặt bỏ lá úa vàng, gốc rễ của các loại rau ăn kèm rồi rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt để trên rổ cho ráo nước.
  • Rửa sạch dưa leo, cắt thành lát mỏng. Gọt vỏ thơm, loại bỏ mắt, rửa sạch, cắt lát mỏng 1 phần, phần còn lại băm nhỏ.

bỏ mắt của trái thơm Gọt vỏ, loại bỏ mắt của trái thơm để chuẩn bị làm lẩu bò nhúng giấm (Ảnh: Internet)

Bước 2: Sơ chế thịt bò

  • Rửa sạch thịt thăn bò với nước muối pha loãng, để trên rổ cho ráo nước rồi tiến hành cắt thành miếng rộng và mỏng vừa ăn.
  • Dùng chày hoặc dụng cụ chuyên dụng đập sơ qua để miếng thịt mềm.
  • Cho thịt bò vào trong bát, thêm 2/3 lượng tỏi băm, 2/3 lượng sả băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, trộn đều. Đây là bí quyết quan trọng trong cách làm bò nhúng giấm đảm bảo thành phẩm sẽ đạt hương vị hấp dẫn ngon đậm đà.

Ướp thịt bò với gia vị Ướp thịt bò với gia vị để tăng thêm hương vị thơm ngon cho món lẩu (Ảnh: Internet)

Bước 3: Pha mắm nêm ăn kèm

  • Bắc chảo có 2 muỗng dầu ăn lên bếp đun sôi rồi cho ½ số hành băm, toàn bộ tỏi, sả băm vào phi thơm.
  • Cho 5 muỗng mắm nêm, 1 bát nhỏ nước lọc, thơm băm nhỏ, ít lát ớt (có thể điều chỉnh theo khẩu vị) vào chảo đảo đều.
  • Khi chảo mắm sôi, cho thêm ít đường, hạt nêm vào, khuấy đều rồi tắt bếp.

Làm mắm nêm Làm mắm nêm là bước không thể thiếu trong cách làm bò nhúng giấm (Ảnh: Internet)

Bước 4: Nấu nước dùng lẩu

  • Cho nước dừa xiêm vào trong nồi, bắc lên bếp thêm 1 bát nhỏ giấm, hành tây bổ múi cau, ½ hành băm còn lại, thơm cắt lát vào cùng.
  • Tiến hành đun sôi nồi nước, nêm thêm 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1 muỗng cà phê muối để nước dùng thêm đậm vị.

Dùng nước dừa xiêmDùng nước dừa xiêm để tạo vị ngọt tự nhiên có nước dùng lẩu bò nhúng giấm (Ảnh: Internet)

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

  • Xếp lần lượt thịt bò, rau sống các loại, dưa leo, chuối, khế, bún, bánh tráng lên đĩa và bát mắm nêm vừa nấu bày lên bàn.
  • Đặt nồi nước dùng lên bếp ga mini ở giữa bàn. Lúc này, bạn chỉ cần đợi nước dùng sôi, nhúng bò chín tái, cuốn cùng bánh tráng, bún, rau, chấm với mắm nêm.

Hoàn thành cách nấu bò nhúng giấmHoàn thành cách nấu bò nhúng giấm chỉ sau 4 bước thực hiện (Ảnh: Internet)

Một số lưu ý khi thực hiện cách làm bò nhúng giấm

Để có món lẩu bò nhúng giấm thơm ngon khiến người ăn xiêu lòng, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Ưu tiên chọn thịt bò thăn, phi lê bò mềm hoặc bắp bò. Chọn những miếng thịt bò có màu đỏ tươi, thớ thịt nhỏ, khô ráo, không bị dính tay hay có mùi hôi khó chịu.
  • Ngoài xà lách, khế chua, chuối chát, húng lủi, bạn còn có thể bổ sung thêm những loại rau khác tùy theo sở thích.
  • Không nên cắt lát thịt quá dày vì sẽ khó chín khi nhúng và quá mỏng vì sẽ làm nát miếng thịt.
  • Khi thưởng thức, bạn không nên nhúng miếng thịt quá lâu vì sẽ khiến thịt dai và giảm đi độ thơm ngon.

Thực hiện ngay cách làm bò nhúng giấm để chiêu đãi người thân bây giờ là điều không còn quá khó khăn. Nước dùng có vị chua ngọt hòa quyện, miếng thịt chín tới mềm thơm, rau tươi xanh, nước chấm đậm đà sẽ “hạ gục” bất kỳ ai thưởng thức đấy.

Nếu muốn cập nhật thêm nhiều công thức chế biến món lẩu ngon khác, các bạn cũng theo dõi các bài viết tiếp theo của Bếp Trưởng Á Âu nhé.

Chúc bạn chế biến thành công!

The post Bất Ngờ Với Cách Làm Bò Nhúng Giấm Bao Nhanh, Bao Ngon appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/cach-lam-bo-nhung-giam

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Nên Học Thêm Nghề Tay Trái Nào Để Nâng Cao Thu Nhập?

Học thêm nghề tay trái để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống là mong muốn của rất nhiều người trong cuộc sống hiện nay. Thế nhưng, băn khoăn về khung giờ học nghề, thời gian làm việc thực tế và mức thu nhập cụ thể là vướng mắt lớn mà nhiều người gặp phải khi lựa chọn nghề tay trái.

Học thêm 1 nghề tay trái Học thêm 1 nghề tay trái là mong muốn của rất nhiều người

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh như hiện nay, nhu cầu về cuộc sống của con người cũng theo đó tăng cao. Do đó, ai cũng mong muốn cải thiện thu nhập cá nhân để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với các bà mẹ “bỉm sữa”, học sinh, sinh viên, dân văn phòng… Chỉ cần biết cách làm chủ thời gian, khéo léo sắp xếp công việc trong ngày là bạn có thể chọn một nghề làm thêm để vừa phát huy sở trường, theo đuổi đam mê vừa nâng cao thu nhập đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu ngay một số gợi ý nghề tay trái đã và đang giúp nhiều người cải thiện thu nhập nhé.

Nghề nấu ăn

Với tính chất công việc làm theo ca, mức lương khởi điểm hấp dẫn (dao động 4-7 triệu đồng/tháng), nghề bếp trở thành nghề tay trái giúp rất nhiều người “hái” ra tiền hiện nay. Do đó, tận dụng buổi tối hoặc thời gian rảnh, các bạn có thể làm thêm tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán nhậu… để kiếm thêm thu nhập. Đây cũng chính là cơ hội tốt để bạn được sống trọn với đam mê nấu nướng, tích lũy thêm kinh nghiệm chuẩn bị bước đà rẽ hướng nghề nghiệp trong tương lai như trở thành đầu bếp chuyên nghiệp hay mở quán kinh doanh ẩm thực.

Nghề bếp được nhiều bạn trẻ quan tâmNghề bếp là một trong những nghề tay trái được nhiều bạn trẻ quan tâm

Nghề làm bánh

Băn khoăn chưa biết nên học nghề tay trái nào trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo lĩnh hội đầy đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc thực tế, bạn có thể tham khảo nghề làm bánh. Chỉ cần chịu khó trau dồi kiến thức và kỹ năng tại các khóa làm bánh chuyên nghiệp trong vòng 1-3 tháng, bạn đã hoàn toàn có thể tự tin xin việc làm thêm tại các tiệm bánh. Không chỉ vậy, bạn còn có thể nghĩ đến việc tự tay tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, xinh đẹp để bán online ngay tại nhà kiếm thu nhập “khủng”.

Học dậy làm bánhTrải qua 1-3 tháng đào tạo, bạn đã có thể tự tin xin việc làm thêm tại các cửa hàng bánh

Nghề pha chế

Nằm trong top những nghề hái ra tiền triệu mỗi ngày, pha chế đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Sau khi hoàn thành các khóa học pha chế ngắn hạn, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí làm thêm tại các quán cafe, quán trà sữa bình dân đến quán bar, nhà hàng, khách sạn sang trọng… với những ca làm phù hợp. Đồng thời, việc đầu tư vốn kinh doanh quán trà sữa nhỏ, cà phê mang đi, giao tận nơi… cũng là ý tưởng hay ho đang được nhiều người thực hiện thành công khi thu về lợi nhuận bạc triệu mỗi ngày.

học pha chếPha chế được xem là nghề tay trái cho nam giới

Bán hàng online

Làm gì để kiếm thêm thu nhập tại nhà? Nếu cũng có thắc mắc này, bạn có thể nghĩ ngay đến việc bán hàng online. Sự bùng nổ của Internet trong thời đại công nghệ 4.0 đã mở ra cơ hội kinh doanh cho tất cả mọi người. Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh để bán các sản phẩm quần áo, mỹ phẩm, túi xách, đồ ăn vặt… thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… Với hình thức kinh doanh này, đã có rất nhiều người kiếm được tiền triệu mỗi ngày, nâng cao nguồn thu nhập ổn định của bản thân và gia đình.

Kinh doanh online Kinh doanh online là nghề tay trái hái ra tiền ngay tại nhà (Ảnh: Internet)

Dịch thuật

Nếu sở hữu vốn ngoại ngữ và khả năng hành văn tốt, tại sao bạn không thử nghề tay trái dịch thuật vào buổi tối hoặc bất cứ thời gian rảnh nào trong ngày. Đặc biệt, đây cũng là nghề tay trái của dân văn phòng đang “thịnh hành” hiện nay giúp họ sỡ hữu khoản thu nhập thêm khoảng 2-4 triệu/tháng. Quan tâm đến nghề tay trái này, các bạn có thể tìm hiểu và cộng tác với các trang báo, trung tâm dịch thuật, nhà sách.

Dịch thuậtDịch thuật là nghề tay trái phù hợp với dân văn phòng (Ảnh: Internet)

Trên đây là top 5 gợi ý nghề tay trái, bạn có thể tham khảo để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nghề làm thêm phù hợp với sở thích, năng lực bản thân. Nếu muốn tìm kiếm thêm cơ hội làm thêm ở những nghề tay trái như nghề bếp, làm bánh và pha chế, bạn hãy điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài (miễn phí cước gọi) 1800 6148 để được Bếp Trưởng Á Âu tư vấn chi tiết hơn nhé!

The post Nên Học Thêm Nghề Tay Trái Nào Để Nâng Cao Thu Nhập? appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/tin-tuc/chon-nghe-phu-hop/nghe-tay-trai-nao-de-nang-cao-thu-nhap

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

17 Nguyên Tắc Để “Sống Còn” Trong Bếp

Đối với một đầu bếp mới vào nghề, hiểu rõ những nguyên tắc là cách để bạn “sống còn” trong gian bếp chuyên nghiệp. Nếu thực hiện theo các nguyên tắc này, bạn không chỉ “sống” mà còn có thể thăng tiến nhanh hơn trong tương lai gần.

môi trường nghề bếpCác cách để thích nghi với môi trường nghề bếp

Paul Sorgule được biết đến như một đầu bếp với nhiều năm kinh nghiệm trong chế biến món ăn, chủ nhà hàng, giám đốc F&B, tác giả của những cuốn sách nấu ăn và giảng viên ẩm thực. Trong trang blog cá nhân của mình, anh đã chia sẻ những nguyên tắc để một đầu bếp có thể “sống còn” trong môi trường làm việc vốn có nhiều khó khăn đặc thù của ngành dịch vụ. 17 nguyên tắc này sẽ giúp hoàn thiện kỹ năng, tay nghề, tạo dựng nền tảng vững chắc để gắn bó lâu dài hơn với công việc mà bạn đam mê.

1. Biết nơi cất nguyên liệu

Trong gian bếp chuyên nghiệp, khối lượng nguyên liệu, gia vị phục vụ cho quy trình nấu nướng là rất lớn. Là một nhân viên làm việc trong khu bếp đó, bạn phải biết rõ và nhớ kỹ từng vị trí đặt để nguyên liệu để quá trình chế biến diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, không bị gián đoạn.

2. Biết sử dụng các công dụng cụ, thiết bị trong bếp

Công dụng cụ, thiết bị trong bếp ăn của các nhà hàng, khách sạn lớn rất đa dạng, hiện đại và tối tân nhằm rút ngắn thời gian chế biến món ăn. Nếu bạn vào bếp mà không biết sử dụng bếp gas, lò nướng, máy hút chân không… thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguyên một ca làm việc. Ngoài ra, hiểu và dùng được công dụng cụ thiết bị còn giúp bạn kéo dài tuổi thọ của chúng, tránh gây nguy hiểm khi sử dụng.

Trang thiết bị ở bếpNên biết rõ vị trí và cách sử dụng của công dụng cụ, thiết bị

3. Những câu hỏi không cần thiết không được hoan nghênh

Những câu hỏi đã có câu trả lời rõ ràng, bạn không nên lặp đi lặp lại. Những công việc, bài học đã được hướng dẫn phải ghi nhớ thật kỹ và đừng hỏi đi hỏi lại quá nhiều lần sẽ khiến họ bực bội. Khối lượng công việc và áp lực trong bếp là rất lớn, những câu hỏi không cần thiết hoàn toàn không được hoan nghênh.

4. Đừng chạm vào công dụng cụ cá nhân của người khác

Đối với một số đầu bếp, họ thường có cho mình một bộ công dụng cụ riêng để phục vụ cho quy trình chế biến hoặc ra món. Họ có thể đầu tư nhiều tiền bạc, công sức chăm sóc, niềm đam mê… vào chúng rất lớn. Do đó, nếu chạm vào dụng cụ cá nhân này rất có thể bạn sẽ phải nhận sự khó chịu từ họ. Cách tốt nhất là chúng ta hãy nên tôn trọng các công dụng cụ mang tính chất cá nhân này.

5. “Mise en place” là yếu tố quan trọng nhất

Mise en place là một thuật ngữ trong ngành bếp. Nó có nguồn gốc từ tiếng Pháp và được hiểu là “Everything in place” hay dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Mọi thứ đã sẵn sàng”. Trong nấu ăn, cụm từ này được sử dụng để nói về công đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu giờ phục vụ của một nhà hàng, quán ăn.

Sếp sẽ đánh giá năng lực qua cách tổ chức, sắp xếp, hệ thống cách làm việc của bạn. Tất cả nhân sự trong bếp đều biết “mise en place” là nền tảng của thành công và những người thiếu ngăn nắp, tâm thế thiếu sẵn sàng sẽ khiến cả đội bị kéo xuống.

trang trí món ănĐiều cần thiết khi làm trong bếp là bạn luôn hãy ở tâm thế sẵn sàng

6. Đầu bếp giỏi là làm việc sạch sẽ

Một đầu bếp giỏi là người giữ gìn sạch sẽ khu vực làm việc của mình và tất nhiên đây là điều rất đáng để tự hào. Bất cứ khi nào có thời gian rảnh, bạn hãy dọn dẹp sạch sẽ khu vực làm việc, quầy rửa chén, vệ sinh dụng cụ…

7. Mọi công dụng cụ, gia vị… nằm trong tầm tay

Những đầu bếp chuyên nghiệp thường thiết lập khu vực làm việc rất khoa học sao cho chỉ cần một bước xoay chuyển là đã tiếp cận được với công dụng cụ mà họ cần như chảo, khăn, đĩa, gia vị…

8. Thông báo về sự hiện diện của mình để tránh va chạm

Cường độ làm việc trong bếp rất lớn, luôn bận rộn và có đôi lúc hỗn loạn. Nhân viên bếp không được phép chạy mà chỉ đi bộ nhanh nhất có thể. Và trên tay đầu bếp luôn là những thứ gì đó mỏng manh, sắc nhọn, nóng hoặc ẩm ướt… Chính vì vậy, bạn phải luôn thông báo sự hiện diện của mình khi di chuyển để tránh va chạm, giữ an toàn cho đồng nghiệp.

9. Hiểu rõ từng nguyên liệu trong món ăn mình sẽ nấu

Trách nhiệm của người làm bếp là phải biết thành phần nguyên liệu mà họ sẽ làm việc. Bạn phải biết trông nó như thế nào? Nằm ở đâu? Được bảo quản như thế nào? Mục đích của chúng là gì? Hương vị ra sao? Làm thế nào để xác định độ tươi?…

hiểu rõ nguyên liệu mình sẽ chế biếnĐầu bếp cần hiểu rõ nguyên liệu mình sẽ chế biến

10. Nắm rõ phương pháp và quy trình nấu ăn

Công thức nấu ăn là rất quan trọng và là một phần của hệ thống kiểm soát hoạt động trong khu bếp, đảm bảo chi phí, đánh giá chất lượng… Bạn không khó để ghi nhớ và sử dụng phương pháp chế biến một cách nhất quán. Nếu bạn biết cách nướng, bạn sẽ có thể nướng bất cứ thứ gì. Nếu bạn biết cách áp chảo, bạn sẽ có thể áp chảo bất cứ thứ gì…

11. Xác định thời gian cần thiết cho công việc

Khi được giao một loạt các nhiệm vụ cần phải thực hiện, một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ biết bắt đầu bằng cách xác định thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc.

12. Đừng xâm phạm vào không gian làm việc của người khác

Mỗi đầu bếp trong mọi tình huống cần có không gian riêng để thực hiện một cách thoải mái nhất. Nếu không gian của họ bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Khi một đầu bếp đã xác định khu vực làm việc thì hãy tôn trọng nó và ở lại phía sau ranh giới này.

13. Làm việc nhanh chóng nhưng phải đảm bảo chất lượng

Một trong những kỹ năng quan trọng trong nhà bếp là phải thật nhanh vì sẽ luôn có quá nhiều công việc phải hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn. Giải pháp duy nhất là bạn phải tổ chức, sắp xếp công việc cần ưu tiên và học cách làm việc nhanh hơn. Nhanh nhưng bạn không để xảy ra sự trượt dốc về chất lượng.

Cắt thái nhanh hơn, học cách làm cùng lúc nhiều công đoạn, đặt mục tiêu nhanh, nhanh và nhanh hơn nữa. Hầu hết các đầu bếp chuyên nghiệp cho rằng thiếu sót nghiêm trọng của học viên nghề bếp là họ không biết cách làm đa nhiệm vụ và nhanh chóng.

chế biến món ănHãy đẩy nhanh tốc độ nhưng phải đảm bảo chất lượng

14. Hiểu và tôn trọng quy định trong bếp

Điều quan trọng nhất của các đầu bếp là hiểu và tôn trọng chuỗi mệnh lệnh từ Bếp trưởng – người chỉ huy cao nhất trong khu bếp. Ngoài ra, thực hiện đúng theo những nội quy đề ra trong lúc làm việc cũng rất cần thiết góp phần tạo nên hiệu quả cao trong công việc chung.

15. Tạo niềm tin cho đồng nghiệp

Là “lính mới” hãy hiểu rằng, bạn vẫn chưa có được sự tin tưởng của các thành viên còn lại trong bếp. Bạn mất rất nhiều thời gian để xây dựng niềm tin từ người khác nhưng sẽ chỉ có 1 giây để đánh mất tất cả. Sự tin tưởng sẽ xuất phát từ cách bạn hành động, thực hiện công việc, tôn trọng người khác. Nếu không có niềm tin vào nhau nhà bếp sẽ thật sự đi vào bế tắc.

16. Ghi chú lại những gì bạn học được mỗi ngày

Hãy mang một cuốn sổ tay trong túi và viết ra những gì bạn học được mỗi ngày từ đồng nghiệp, bếp trưởng.

17. Mỗi nơi làm việc đều khác nhau

Bạn luôn luôn nhớ rằng ở mỗi nơi làm việc có cách thức tổ chức, nội quy, đồng nghiệp, quản lý… khác nhau. Sau một thời gian dài gắn bó, bạn có thể đưa ra những ý tưởng cá nhân một cách thoải mái nhưng hôm nay bạn vẫn là một người mới.

Hiểu rõ những kiến thức, kỹ năng để một học viên nghề bếp sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng ngay với môi trường làm việc, Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) đã xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế, đáp ứng đúng với yêu cầu của các nhà tuyển dụng lớn. Ngoài kiến thức, kỹ năng, những bài học từ thực tiễn sẽ được các giảng viên giàu kinh nghiệm làm việc trong các nhà hàng, khách sạn lớn chia sẻ hằng ngày với bạn trong mỗi giờ lên lớp. Thầy cô sẽ không giấu nghề và sẵn sàng giúp bạn để có được thành công.

Buổi học về công dụng cụBuổi học về công dụng cụ, thiết bị nhà bếp tại HNAAu

Nếu có đam mê với nghề bếp và muốn trải nghiệm thực tế công việc này, bạn hãy bắt đầu ngay hôm nay với các khóa học chuyên nghiệp tại Bếp Trưởng Á Âu. Mọi thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn.

The post 17 Nguyên Tắc Để “Sống Còn” Trong Bếp appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Đào Tạo Bếp Trưởng Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/nghe-dau-bep/17-nguyen-tac-trong-bep