Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Những Ngành Nghề Tiềm Năng Giúp Bạn Định Cư Tại Úc

Nếu bạn chọn Úc là nơi định cư để thay đổi cuộc sống trong tương lai thì việc tìm hiểu những ngành nghề mà nước này đang thiếu nhân lực được xem là “tấm vé vàng” giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Bài viết sau đây sẽ phần nào định hướng cho bạn những ngành nghề tiềm năng, nhân đôi cơ hội được làm việc và định cư lâu dài tại xứ sở Kangaroo.

nước úc

Nước Úc – mảnh đất màu mỡ để bạn phát triển bản thân. Ảnh: Internet

Úc là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Với chất lượng cuộc sống cao, Úc được đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng để học tập, làm việc và định cư.
Hiện nay, chính phủ Úc ban hành nhiều chương trình định cư như: định cư diện tay nghề, định cư diện bảo lãnh, hôn nhân, đầu tư… Trong đó, định cư diện tay nghề được rất nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, mở ra lộ trình lâu dài để bạn có cơ hội trở thành công dân Úc. Vì vậy, lựa chọn ngành nghề là một yếu tố quan trọng giúp bạn thực hiện mục tiêu của mình.

Nếu ngành nghề bạn chọn nằm trong danh mục ngành nghề ưu tiên (SOL) hoặc danh mục ngành nghề ưu tiên có bảo lãnh (CSOL) từ Bộ Di Trú cùng các điều kiện về độ tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc đều đạt, bạn có thể nhận được PR tại Úc.

Dưới đây là những ngành nghề sẽ giúp bạn dễ dàng định cư tại Úc:

Nhà hàng – Khách sạn (NH – KS)

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, Úc được đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách quốc tế. Chính điều này đã giúp cho ngành Du lịch ở Úc phát triển không ngừng kéo theo những hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, vui chơi, giải trí ngày càng hoàn thiện. Do đó, Úc rất cần nguồn nhân lực cho lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Năm 2020, dự báo khối ngành này sẽ đạt mức 1.62 triệu việc làm. Vì vậy, chính phủ Úc luôn dành ưu đãi, cơ hội định cư cho những sinh viên học và làm ngành này.

phục vụ

Các công việc trong lĩnh vực NH – KS mở ra cho bạn nhiều cơ hội định cư. Ảnh: Internet

Marketing

Marketing là ngành đóng vai trò quan trọng trong bất kể loại hình doanh nghiệp nào và đang phát triển tại Úc – nơi tập trung rất nhiều tập đoàn và công ty với quy mô từ nhỏ đến lớn, mang lại mức lương hậu hĩnh cho những ai muốn tìm kiếm việc làm và cơ hội định cư lâu dài tại đây.

ngành Marketing

Marketing là một ngành nghề quan trọng và được tuyển dụng cao tại Úc. Ảnh: Internet

Ngành Marketing đa dạng chuyên ngành giúp các bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp với bản thân như: sự kiện, truyền thông, quảng cáo… Tại một đất nước có những hoạt động marketing sôi động như Úc, bạn có thể trau dồi những kỹ năng kiến thức và kinh nghiệm để trở thành một chuyên viên giỏi, gắn bó phát triển với nghề và đạt được mục tiêu định cư lâu dài.

Công nghệ thông tin

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ đã gây tác động lớn đối với thị trường việc làm tại Úc. Các công ty công nghệ không ngừng xuất hiện và phát triển, đưa công nghệ vào cung cấp dịch vụ và quy trình sản xuất trong nhiều lĩnh vực khiến ngành Công nghệ thông tin bị thiếu hụt nhân lực một cách trầm trọng. Uớc tính đến năm 2020 Úc sẽ cần tới 100,000 nhân lực IT. Vì vậy mà ngành nghề này được nằm trong diện ưu tiên định cư tại Úc. Mức thu nhập trong lĩnh vực này khá ổn khoảng 60.000 AUD – 100.000 AUD/năm.

Ngành Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin thuộc diện ưu tiên định cư tại Úc. Ảnh: Internet

Y tá, điều dưỡng

Y tá, điều dưỡng

Y tá, điều dưỡng là ngành nghề có cơ hội định cư gần như 100%. Ảnh: Internet

Y tá, điều dưỡng là những nghề đòi hỏi nguồn nhân lực lao động cao. Dựa trên số liệu từ Australia Government’s Job Outlook trong 5 năm sắp tới, nhu cầu nhân lực của ngành nghề này rất lớn với 147,000 vị trí còn trống nhưng người lao động phải có trong tay chứng chỉ hành nghề do Chính phủ Úc cấp. Theo đánh giá của Hiệp hội nghề nghiệp tại Úc, bạn có cơ hội định cư gần như 100% nếu có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại đây.

Giáo dục

Dù ở thời đại nào giáo dục vẫn luôn được đặt lên hàng đầu vì mọi kiến thức luôn cần được cập nhật và cải tiến. Do đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp học tập và giảng dạy, Úc luôn bị thiếu nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục.

Ngành giáo dục

Ngành giáo dục rất được Úc coi trọng, mang lại cơ hội định cư cao. Ảnh: Internet

Là một trong những ngành nghề hot với tiềm năng định cư rất cao cùng mức thu nhập lý tưởng, ngành Giáo dục đã và đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn học tập. Về các ngành học phổ biến trong lĩnh vực Giáo dục, có thể kể ra như: Bồi dưỡng Chuyên môn Nghiệp vụ, Giáo dục cho người lớn, Giáo dục trẻ em, Giáo dục Đặc biệt, Giảng dạy Đặc biệt, Huấn luyện, Học sư phạm, Nghiên cứu Giáo dục, Quản lý Giáo dục, Sư phạm, Tâm lý học Giáo dục, Tư vấn Hướng nghiệp và Đào tạo giáo viên.

Đầu bếp

nghề Đầu bếp

Đầu bếp là ngành nghề đang bị thiếu hụt nhân lực, mang lại cơ hội định cư cao tại Úc. Ảnh: Internet

Nghề đầu bếp là ngành nghề thuộc danh sách ưu tiên định cư tại Úc. Theo thống kê hằng năm, người tới Úc bằng nghề đầu bếp chiếm khoảng 63% trên tổng số các nghề với cơ hội định cư lên đến 80%. Có tỉ lệ lựa chọn cao, tuy nhiên, do môi trường làm việc đa dạng, Úc luôn luôn có trên 4.400 vị trí trống với các mức lương vô cùng hấp dẫn.

Điều kiện để làm việc trong môi trường nghề bếp tại Úc

Đối với người đầu bếp muốn phát triển nghề nghiệp tại Úc, việc vững tay nghề là một yêu cầu thiết yếu. Bên cạnh đó cần có một số điều kiện cụ thể như Chứng chỉ III Nghề bếp Thương mại Úc hoặc chứng chỉ tương đương được Úc công nhận và trình độ ngoại ngữ đạt từ IELTS 4.5.

Cơ hội định cư tại Úc với khóa học Nghiệp Vụ Bếp Quốc Tế

Nhằm giúp các bạn trẻ mở ra cơ hội định cư lâu dài tại Úc với nghề bếp, Bếp Trưởng Á Âu (BTAAu) phối hợp cùng 2 tổ chức giáo dục uy tín đến từ Úc là CSAI (Trường đào tạo nghề, cung ứng nguồn nhân lực cho ngành NHKS Úc, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) và JR Training (Đơn vị triển khai chương trình thực tập có lương và định cư tại Úc) khai giảng khóa học Nghiệp Vụ Bếp Quốc Tế.

Tại khóa học Nghiệp vụ Bếp Quốc Tế, bạn sẽ được học giáo trình có sự nghiên cứu và kết hợp giữa chương trình đào tạo Chứng chỉ III Nghề bếp tại Úc và những ưu việt trong chương trình đào tạo Nghiệp Vụ Bếp Trưởng Bếp Âu của BTAAu cùng với kiến thức, kỹ năng được các nhà tuyển dụng F&B quốc tế chú trọng ở các ứng viên.

Hoàn thành khóa học, bạn sẽ nhận Chứng chỉ Bếp Quốc Tế (Chứng chỉ Xanh) có giá trị tương đương chứng chỉ III Nghề bếp Thương mại Úc được công nhận tại 53 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung Anh và có cơ hội làm việc tại những khách sạn, nhà hàng 4 – 5 sao tại 53 quốc gia này, trong đó có Úc.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có nhu cầu thực tập hưởng lương, định cư làm việc tại Úc, đối tác của BTAAu là JR Training sẽ đăng tải hồ sơ năng lực của bạn lên website tuyển dụng quốc tế giúp bạn đến gần hơn với các nhà tuyển dụng, mở ra cơ hội lớn làm việc tại nước ngoài. Nếu nhận được thư mời nhận việc của các đơn vị này, bạn sẽ tiến hành làm hồ sơ xin visa 407 để thực tập hưởng lương trong thời gian 2 năm với mức lương tối thiểu 9.000 AUD/năm (tương đương 140.000.000 VND/năm).

Sau thời gian thực tập hưởng lương, nếu muốn tiếp tục gia hạn visa thêm 2 năm nữa, JR Training sẽ hỗ trợ bạn. Trong thời gian này, bạn nên tham gia học liên thông lên Chứng chỉ IV Nghề bếp Thương mại Úc và thi visa tay nghề để sau đó được ở lại thêm 1,5 năm tiếp theo. Khi đã đủ 5 năm học tập và làm việc tại Úc, bạn hoàn toàn đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin định cư.

Nghiệp Vụ Bếp Quốc Tế

Chương trình Nghiệp Vụ Bếp Quốc Tế cung cấp nhiều kiến thức thực tế mà các đơn vị tuyển dụng tại Úc cần ở người lao động

Mọi thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, bạn có thể điền vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn nhé!

The post Những Ngành Nghề Tiềm Năng Giúp Bạn Định Cư Tại Úc appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/tin-tuc/chon-nghe-phu-hop/nhung-nganh-nghe-giup-ban-dinh-cu-tai-uc

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Cách Nấu Lẩu Mắm Thơm Ngon, Đúng Điệu Miền Tây

Cách nấu lẩu mắm ngon với mùi hương đặc trưng, nước lèo đậm đà, ngọt thanh, kết hợp với nhiều loại thịt cá và rau sống vùng sông nước, tạo nên một món ăn hài hoà, có sức hấp dẫn khó thể chối từ.

Lẩu mắm

Lẩu mắm là một đặc sản của sông nước Nam Bộ. Ảnh: Internet

Lẩu mắm từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Với nguyên liệu dồi dào, dễ kết hợp, lẩu mắm không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn hấp dẫn bởi sự phối màu thú vị giữa các loại thực phẩm với nhau. Đặc trưng của lẩu mắm là nước lèo mắm chưng, đây là loại nước thường được làm từ mắm cá sặc, cá linh hoặc cá trèn, thêm các loại gia vị để bớt đi mùi mắm. Cùng khám phá cách nấu lẩu mắm thơm ngon, đúng điệu miền Tây này nhé!

Nguyên liệu nấu lẩu mắm

  • Mắm cá linh: 150g
  • Mắm cá sặc: 150g
  • Thịt ba rọi: 300g
  • Thịt heo xay: 100g
  • Thịt heo quay: 300g
  • Thịt bò: 200g
  • Cá hú: 1 con
  • Tôm: 300g
  • Mực: 300g
  • Cá thác lác: 100g
  • Cà tím: 200g
  • Khóm (dứa): 200g
  • Sả: 3 cây
  • Ớt sừng: 10 trái
  • Ớt băm: 3g
  • Sả băm: 30g
  • Hành tím băm: 10g
  • Hành lá: 10g
  • Nước dừa tươi: 500ml
  • Bún tươi: 1kg
  • Rau ăn lẩu: rau muống, bắp chuối bào, bông bí, bông điên điển, bông so đũa, rau nhút, rau đắng, bạc hà, cọng bông súng, kèo nèo…
  • Gia vị: đường phèn, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm

nguyên liệu nấu lẩu

Nguyên liệu của món lẩu mắm rất đa dạng. Ảnh: Internet

Cách nấu lẩu mắm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt ba rọi rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.

Thịt bò rửa sạch, cắt lát mỏng.

Cá hú làm sạch, cắt khúc.

Mực bóc bỏ da, làm sạch rồi cắt khoanh tròn, dùng kéo cắt thành hình bông hoa hoặc khứa vảy rồng cho đẹp mắt.

Tôm cắt râu, rửa sạch.

Cà tím bỏ cuống, cắt lát khoảng 1cm. Ngâm cà trong nước muỗi loãng trong 3 phút để cà không bị thâm. Sau đó vớt ra, rửa lại với nước sạch.

Khóm rửa sạch, cắt lát mỏng.

Ngâm các loại rau ăn lẩu với nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo.

Các loại rau ăn kèm lẩu

Các loại rau ăn kèm lẩu mắm làm tăng hương vị và màu sắc cho món ăn. Ảnh: Internet

Bước 2: Nấu nước lèo mắm cá

Bắc nồi lên bếp, cho mắm cá linh và mắm cá sặc vào nồi, thêm 500ml nước lọc và 500ml nước dừa tươi vào rồi nấu sôi. Hớt bỏ phần bọt để nước lèo lẩu mắm được trong. Nấu khoảng 5 phút cho mắm rã hết chỉ còn xương thì nhắc xuống, đem lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần xương.

loại bỏ phần xương

Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần xương của mắm. Ảnh: Internet

Bước 3: Làm chả cá thác lác nhồi ớt

Cá thác lác cho vào tô, dùng chày quết cá cho dai. Kế đến thêm thịt heo xay vào, tiếp tục giã cho đến khi thấy hỗn hợp không còn dính vào chày. Sau đó nêm gia vị gồm 10g hành lá cắt nhỏ, 10g hành tím băm, 3g ớt băm, 20g đường, 10g hạt nêm, 10ml nước mắm, 3g tiêu xay, 10ml dầu ăn, dùng chày quết đều hỗn hợp là được phần nhân.

Ớt sừng để nguyên cuống, xẻ dọc trái ớt, móc bỏ hạt rồi nhồi nhân vào. Đem chả ớt đi hấp chín trong 5 phút, sau đó chiên chả cho thơm vàng.

Chả cá thác lác nhồi ớt

Chả cá thác lác nhồi ớt có màu sắc bắt mắt. Ảnh: Internet

Bước 4: Luộc hải sản

Đun sôi 1 lít nước, cho cá, tôm, mực vào luộc chín sau đó vớt ra thả vào thau nước lạnh để hải sản có màu sắc đẹp và độ giòn. Giữ lại nước luộc để nấu lẩu.

Luộc sơ các loại hải sản

Luộc sơ các loại hải sản. Ảnh: Internet

Bước 5: Nấu lẩu mắm

Đặt nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, chờ dầu nóng thêm sả băm, tỏi băm, hành tím băm và ớt băm vào. Xào cho các nguyên liệu vàng thơm rồi cho thịt ba rọi vào xào chín.

Khi thịt đã săn, chế nước luộc hải sản và nước luộc mắm vào nồi, thêm vào 3 cây sả cắt khúc đập dập, đậy nắp lại, đun sôi.

Khi nồi nước lèo lẩu mắm sôi, cho phần khóm cắt lát vào, khóm sẽ giúp trung hòa vị mặn của mắm và nước lẩu có mùi thơm. Nêm gia vị gồm hạt nêm, đường và nước mắm sao cho vừa khẩu vị. Cuối cùng cho cà tím vào nấu đến khi nước lèo sôi lại, cà tím chín thì tắt bếp.

Cà tím

Cà tím nhanh chín nên cho vào sau cùng để cà không bị mềm nhừ. Ảnh: Internet

Bước 6: Trình bày và thưởng thức

Cho hỗn hợp nước lẩu ra nồi nấu lẩu, đặt lên bếp. Dọn chả cá thác lác nhồi ớt và thịt heo quay đã chuẩn bị trước đó. Xếp các loại rau vào dĩa, xếp tôm, mực, thịt bò, cá lên một dĩa khác, xắt ớt, hành lá rắc lên trên.

Khi ăn, lần lượt nhúng các loại thịt, cá, hải sản và rau sống vào nước lẩu, dùng nóng với bún tươi. Nhớ dọn kèm chén nước mắm me chua ngọt, hay chén mắm ớt để tăng thêm hương vị cho món ăn.

thành phẩm lẩu mắm

Thưởng thức lẩu mắm thơm ngon, đúng điệu miền Tây. Ảnh: Internet

Bí quyết nấu lẩu mắm ngon

Mắm cá là thành phần không thể thiếu trong món lẩu mắm. Mắm cá linh tạo độ béo, mắm cá sặc lại có mùi thơm, khi kết hợp hai loại mắm này món lẩu sẽ thơm ngon, chuẩn vị. Lưu ý, bạn nên chọn mắm cá con nhỏ, không tẩm màu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh nước dừa tươi, bạn có thể dùng xương heo hoặc xương gà hầm lấy phần nước lèo để lẩu mắm ngon ngọt hơn.

Nếu không thích cá hú, bạn có thể thay thế bằng cá lóc, cá bông lau, cá basa, hay cá điêu hồng đều được.

Các loại rau ăn kèm có thể linh hoạt thay đổi tùy khẩu vị và điều kiện.

Lẩu mắm với mùi hương đặc trưng, nước lèo đậm đà, ngọt thanh. Các nguyên liệu như thịt, cá, tôm tươi ngon và rau sống thanh mát tạo nên một món ăn dân dã, hội đủ hương sắc, đậm chất ẩm thực đất phương Nam. Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách nấu lẩu mắm đơn giản này nhé!

Nếu có ý định kinh doanh các món lẩu và đang tìm một địa chỉ học nấu lẩu uy tín, bạn có thể tham khảo Khóa học các món lẩu của Bếp Trưởng Á Âu. Với công thức, bí quyết của các Bếp trưởng, Chuyên gia ẩm thực giàu kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ biết cách nấu nhiều loại lẩu thơm ngon, thu hút thực khách. Đăng ký khóa học bằng cách điền thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi).

The post Cách Nấu Lẩu Mắm Thơm Ngon, Đúng Điệu Miền Tây appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mo-quan-kinh-doanh/lau/cach-nau-lau-mam

Chuyên Đề Bánh Trung Thu

Tham gia Chuyên đề bánh Trung thu của Bếp Trưởng Á Âu bạn sẽ biết cách làm ra những chiếc bánh thơm ngon hảo hạng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Chuyên gia. Với các kiến thức và kỹ năng được hướng dẫn cặn kẽ, bạn sẽ được thỏa mãn đam mê của mình với những thành phẩm độc đáo, hấp dẫn.

Tết Đoàn viên là một trong những ngày lễ lớn của nước ta, là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, bạn bè và thưởng thức những chiếc bánh ý nghĩa, thơm ngon. Hiện nay, nhu cầu học làm bánh Trung thu không ngừng tăng cao, hiểu được điều này, Bếp Trưởng Á Âu đã mở lớp đào tạo đặc biệt, giúp bạn có nền tảng vững vàng chỉ sau một 3 buổi học với Chuyên gia hàng đầu trong môi trường hiện đại, đầy đủ tiện nghi.

học làm bánh trung thu truyền thốngBánh Trung thu truyền thống thơm ngon

Đến với Chuyên đề bạn sẽ được hướng dẫn làm các loại bánh Trung thu truyền thống hấp dẫn như bánh nướng nhân mè đen, thập cẩm, đậu xanh, sữa dừa cùng 2 loại bánh dẻo được rất nhiều người yêu thích là bánh dẻo nhân đậu xanh sầu riêng và nhân sữa dừa sầu riêng. Chuyên đề gồm 3 buổi học với chương trình đào tạo từng buổi như sau:

Buổi 1:

– Nấu nước đường bánh nướng

– Sên nhân đậu xanh

– Sên nhân sữa dừa

– Sên nhân mè đen

Buổi 2:

– Làm nhân thập cẩm

– Chia nhân, xử lý trứng muối

– Trộn bột vỏ bánh nướng

– Đóng & nướng bánh

 Buổi 3:

– Nấu nước đường bánh dẻo

– Sên nhân đậu xanh sầu riêng, sữa dừa sầu riêng

– Đóng bánh dẻo

– Đóng hộp

Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các Chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, sau khi hoàn thành lớp Chuyên đề học viên sẽ nắm vững các kỹ thuật cần thiết để làm nên những chiếc bánh thơm ngon, xinh xắn như: kỹ thuật muối trứng và khử mùi tanh của trứng, kỹ thuật nấu nước đường (đây là kỹ thuật quan trọng trong khâu làm bánh), kỹ thuật làm nhân, kỹ thuật làm vỏ bánh…

học làm nhân bánh trung thu thập cẩmNhân bánh Trung thu thập cẩm

Bên cạnh đó, học viên còn có cơ hội trải nghiệm phòng học đạt chuẩn 5 sao, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, tiện nghi và được thực hành xuyên suốt buổi học để nhanh chắc kiến thức, sớm vững tay nghề. Các Chuyên gia còn sẽ bật mí thêm bí quyết biến tấu hương vị để học viên có thể tự sáng tạo nên những chiếc bánh độc đáo của riêng mình. Ngoài ra, kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động, kinh nghiệm kinh doanh… cũng sẽ được Giảng viên chia sẻ thêm trong lớp Chuyên đề này.

Nếu bạn là người có đam mê với bánh Trung thu, muốn kiếm thêm thu nhập hoặc tự tay làm bánh tặng người thân trong ngày Tết Đoàn viên thì hãy đăng ký tham gia Chuyên đề bánh Trung thu thú vị này ngay nhé!

The post Chuyên Đề Bánh Trung Thu appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/day-lam-banh/chuyen-de-lam-banh/banh-trung-thu

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Cách Nấu Chè Nha Đam Ngon, Không Bị Đắng

Chè nha đam là món ngon nhiều chị em phụ nữ thường nấu để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Cách nấu chè nha đam tương đối đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết bí quyết giúp nha đam giòn ngon mà không bị đắng, nhớt. Theo dõi bài viết dưới đây để biết bí quyết đó là gì nhé!

Chè nha đam đậu xanh

Chè nha đam đậu xanh vừa ngon lại giúp giải nhiệt rất tốt. Ảnh: Internet

Nha đam (hay còn gọi là lô hội) chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng mất nước, hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể và giải độc. Kết hợp nha đam với đậu xanh sẽ tạo ra món ăn thanh mát có tác dụng giải nhiệt rất tốt mà ai cũng nên thưởng thức, nhất là vào những ngày oi bức của mùa hè. Cùng bắt tay vào thực hiện cách nấu chè nha đam đậu xanh thanh mát, bổ dưỡng ngay thôi nào.

Nguyên liệu

  • Nha đam tươi: 2 nhánh (khoảng 400 – 500g)
  • Đậu xanh: 300g
  • Đường phèn: 350g
  • Phổ tai (rong biển): 20g
  • Dầu chuối hoặc vani: 1 ống
  • Muối trắng: 30g
  • Chanh tươi: 1 quả

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nha đam

Nha đam rửa sạch nhớt vàng và đất cát bám xung quanh vỏ rồi cắt thành từng khúc ngắn. Tiếp đó, gọt bỏ phần gai và vỏ xanh bên ngoài. Lưu ý, phải gọt sạch phần vỏ xanh vì đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra vị đắng của nha đam.

Sau khi gọt vỏ, cho nha đam vào ngâm trong thau nước có pha nước cốt chanh khoảng 10 – 15 phút rồi vớt nha đam ra, xả sạch với nước, dùng tay rửa nhẹ nhàng cho sạch bớt nhớt.

Cắt nhỏ phần thịt trong của nha đam ra thành những miếng hạt lựu vừa ăn, rồi đem xả dưới nước để loại bỏ phần nhớt.

Đem phần nha đam vừa xử lý qua nước sạch ngâm với nước muối pha loãng (có vắt thêm nước cốt chanh). Đây chính là bí quyết loại bỏ hoàn toàn vị đắng và bỏ bớt nhớt có trong nha đam giúp cho món chè nha đam đậu xanh trở nên ngon hơn.

Rửa sạch nha đam

Rửa sạch nha đam nhiều lần với muối và nước cốt chanh để loại bỏ vị đắng và nhớt. Ảnh: Internet

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Đậu xanh hạt vo sạch, sau đó ngâm với nước từ 3 – 4 tiếng hoặc qua đêm cho đậu xanh mềm, khi nấu sẽ nhanh nhừ hơn. Nếu không có thời gian ngâm đậu lâu, bạn có thể ngâm đậu xanh khoảng 1 tiếng với nước nóng. Đậu sau khi ngâm vớt ra, để ráo nước.

Phổ tai ngâm cho nở mềm rồi đem rửa sạch cát, để ráo nước.

Ngâm đậu xanh

Ngâm đậu xanh trước khi nấu để đậu nhanh mềm. Ảnh: Internet

Bước 3: Ướp nha đam với đường phèn

Nha đam sau khi sơ chế để ráo nước, cho 100g đường phèn hạt nhỏ hoặc đập nhuyễn vào ướp, trộn đều để đường phèn tan ra, ngấm vào nha đam.

Ướp nha đam với đường phèn

Ướp nha đam với đường phèn cho nha đam thấm ngọt. Ảnh: Internet

Bước 4: Nấu chè nha đam đậu xanh

Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi cùng với 3 lít nước. Khi nồi đậu sôi hạ nhỏ lửa, vớt hết bọt để nước chè sạch và trong hơn. Nấu cho đến khi đậu xanh mềm nhừ thì cho 250g đường phèn còn lại vào nồi, khuấy đều cho đến khi đường tan hết.

Nấu đậu xanh chín

Nấu đậu xanh chín hẳn rồi mới cho nha đam vào. Ảnh: Internet

Sau khi đường tan, tiếp tục cho nha đam vào, khuấy đều. Chờ đến khi chè sôi lại nêm 1/3 muỗng cà phê muối để món chè thêm đậm đà. Cho 1 ống vani hoặc dầu chuối vào để tạo hương thơm cho chè. Cuối cùng, cho phổ tai vào khuấy đều rồi tắt bếp.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Múc chè ra chén hoặc ly, dùng nóng hay lạnh đều ngon. Để thưởng thức chè nha đam một cách ngon nhất, bạn đợi chè nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát làm lạnh, hoặc thêm đá bào trực tiếp vào ăn.

thành phẩm chè nha đam đậu xanh

Chè nha đam đậu xanh hấp dẫn người ăn bằng cả hình thức lẫn hương vị. Ảnh: Internet

Yêu cầu thành phẩm

Chè nha đam đậu xanh có màu sắc hấp dẫn, có độ sánh vừa phải, thơm mùi vani hoặc dầu chuối.

Nha đam có màu trắng trong, ăn không bị đắng và thấm đường giòn ngọt.

Đậu xanh chín bở vừa phải, không bị nát hay sượng.

Phổ tai vẫn giữ được vị giòn, hơi ngọt tự nhiên và dai sần sật.

Khi ăn cảm nhận được sự ngọt ngon, thanh mát nhẹ nhàng, ăn tới đâu, mát tới đó.

Ngoài cách nấu chè nha đam đậu xanh trên, bạn có thể kết hợp nha đam với các nguyên liệu khác để chế biến thành các món chè hấp dẫn như: chè nha đam hạt sen, chè nha đam đậu đen, chè nha đam long nhãn hay chỉ đơn giản là món chè nha đam đường phèn thanh mát, bổ dưỡng. Với bí quyết loại bỏ vị đắng của nha đam mà Bếp Trưởng Á Âu vừa chia sẻ trên đây, bạn hoàn toàn có thể an tâm làm chục món chè ngon mát rồi nhé!

Nếu yêu thích các món chè Việt, bạn có thể đăng ký Khóa Học Nấu Chè bằng cách điền thông tin vào form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ. Khóa học nấu chè không chỉ giúp bạn nắm giữ bí quyết, công thức nấu chè ngon phục vụ nhu cầu thưởng thức của gia đình, mà còn tư vấn, hỗ trợ bạn mở quán chè kinh doanh, đem lại thu nhập cao.

The post Cách Nấu Chè Nha Đam Ngon, Không Bị Đắng appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-che/che-nha-dam

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Cách Nấu Cháo Đậu Xanh Đơn Giản, Thơm Ngon

Vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức cơ thể dễ bị mất nước, gây mệt mỏi, chán ăn. Bên cạnh việc uống nước lọc thường xuyên để đảm bảo đầy đủ lượng chất lỏng trong cơ thể, bạn có thể bổ sung dưỡng chất từ món cháo đậu xanh. Đây là món ăn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, hồi phục sức khỏe rất tốt. Cùng học cách nấu cháo đậu xanh đơn giản, thơm ngon, bổ dưỡng nhé.

Cháo đậu xanh

Cháo đậu xanh là món ăn dân dã mà bổ dưỡng. Ảnh: Internet

Trong đời sống hằng ngày, đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu cháo, chè, làm bánh, xay thành bột làm miến… Cháo đậu xanh là món ăn thông dụng bởi tính nhẹ nhàng thanh sạch và tác dụng giải độc cho cơ thể. Có rất nhiều cách nấu cháo đậu xanh như kết hợp với thịt heo, thịt gà, thịt bò, ếch, hàu, hạt sen… nhưng nếu thích hương vị thơm bùi, ngọt thanh của loại hạt này bạn có thể nấu cháo đậu xanh nguyên chất.

Cháo đậu xanh

Nguyên liệu nấu cháo đậu xanh

  • Gạo nếp: 200g
  • Gạo tẻ: 100g
  • Đậu xanh cả vỏ: 80g
  • Hành lá, tía tô
  • Gia vị: hạt nêm, đường, muối, hạt tiêu

Cách nấu cháo đậu xanh đơn giản, thơm ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch rồi để ráo nước. Nhớ để nguyên vỏ đậu xanh.

Gạo nếp và gạo tẻ đem vo sạch, ngâm gạo vài giờ để gạo nở mềm, khi nấu sẽ nhanh nhừ và cháo thơm ngon hơn. Sau thời gian ngâm, vớt gạo ra rồi để ráo nước.

Hành lá, tía tô rửa sạch, thái nhỏ.

Ngâm đậu xanh cho mềm

Ngâm đậu xanh cho mềm. Ảnh: Internet

Bước 2: Nấu cháo đậu xanh

Bắc nồi lên bếp, cho gạo nếp và gạo tẻ vào nồi, thêm nước với tỉ lệ 1 phần gạo, 4 phần nước. Tiếp đến, cho đậu xanh vào đảo đều, đun với lửa lớn. Trong quá trình nấu cháo nên đảo đều để gạo và đậu xanh nở bung ra, không lắng ở đáy nồi khiến món cháo bị khê, mất ngon.

Khi nồi cháo sôi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục nấu để cháo mềm nhừ. Dùng đũa hay muôi khuấy đều nồi cháo một cách nhẹ nhàng để cháo không bị bắn ra ngoài. Việc khuấy cháo mục đích là để gạo và đậu nở, sánh vào nhau mềm mịn, món cháo sẽ ngon, hấp dẫn hơn.

Trong quá trình nấu cháo, nếu thấy có bọt thì dùng muôi vớt hết bọt. Đến khi cháo nhừ và sánh mịn, cho vào 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1/2 muỗng muối, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, rồi tắt bếp.

Lưu ý, khi đã tắt bếp không nên đậy vung nồi cháo vì nước ở vung nhỏ xuống sẽ làm loãng cháo, mất ngon.

Cuối cùng, múc cháo ra chén, rắc hành lá và tía tô thái nhỏ, thêm chút tiêu vào trộn đều rồi thưởng thức. Món cháo đậu xanh ăn nóng hoặc để nguội đều được.

thành phẩm cháo đậu xanh

Cháo đậu xanh thanh mát, thơm ngon. Ảnh: Internet

Cháo đậu xanh thịt bò

Nguyên liệu nấu cháo đậu xanh thịt bò

  • Thịt bò: 100g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Đậu xanh: 50g
  • Gia vị: mắm, muối, hạt nêm

Cách nấu cháo đậu xanh thịt bò ngọt bùi, thanh mát

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Thịt bò rửa sạch, dùng dao thái thành những lát mỏng rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Ướp thịt bò với một chút gia vị trong khoảng 10 phút.

Đậu xanh rửa sạch, ngâm vào chậu nước để vớt bỏ hết những hạt bị hỏng, hạt lép nổi lên trên mặt nước.

Gạo tẻ vo sạch.

Bước 2: Ninh cháo

Cho gạo vào nồi, thêm nước đủ dùng, đặt lên bếp nấu. Khi cháo sôi hạ nhỏ lửa, đun liu riu trong khoảng 20 phút để cháo mềm.

Bước 3: Hoàn thành cháo đậu xanh thịt bò

Khi cháo đã mềm, thêm thịt bò đã ướp, đậu xanh vào nồi, đảo đều để thịt bò tơi ra. Sau đó, tiếp tục ninh cháo cho đến khi tất cả nguyên liệu mềm nhừ, nêm mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Múc cháo ra chén, thêm hành lá và rắc một ít hạt tiêu lên là có thể thưởng thức. Nếu nấu cháo đậu xanh thịt bò cho trẻ ăn dặm thì nêm nhạt và không cho hành tiêu.

Cháo đậu xanh thịt bò

Cháo đậu xanh thịt bò giàu dinh dưỡng, rất thích hợp để bồi bổ sức khỏe. Ảnh: Internet

Cháo đậu xanh thịt gà

Nguyên liệu nấu cháo đậu xanh thịt gà

  • Gạo tẻ: 1/2 chén
  • Gạo nếp: 1/2 chén
  • Đậu xanh: 150g
  • Gà: 1/2 con hoặc 2 đùi gà
  • Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, hành lá, rau mùi, hạt tiêu, hành khô

Cách nấu cháo đậu xanh thịt gà ngon đậm đà

Đậu xanh cả vỏ đem ngâm trong nước 2 tiếng trước khi nấu. Sau đó vo sạch, để ráo.

Bắc nồi nước lên bếp, cho thịt gà đã sơ chế vào nồi, thêm hành khô nướng và chút muối vào rồi đun sôi. Gà chín vớt ra để nguội, xé nhỏ hoặc chặt miếng vừa ăn.

Gạo tẻ và gạo nếp đem vo sạch, để ráo. Dùng chảo phi hành khô cho thơm rồi cho gạo vào rang đến khi hạt gạo săn lại. Đây là cách nấu cháo thịt gà đậu xanh khiến cho mùi thơm của hành thấm trong từng hạt gạo và nước cháo.
Cho đậu xanh và gạo đã rang vào nồi nước luộc gà, đun với lửa vừa, thỉnh thoảng dùng muôi khuấy đều để cháo không bị khê. Khi gạo và đậu nở mềm, cho thịt gà đã xé vào nấu cùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Nấu thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp, thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ vào. Múc ra chén, rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt, ăn kèm với quẩy nóng.

Bạn có thể dùng gà ác để nấu cháo gà ác đậu xanh hạt sen với các bước thực hiện tương tự như trên. Gà ác bổ dưỡng và có vị ngọt, rất phù hợp với trẻ suy dinh dưỡng, người già, người cần hồi phục sức khỏe sau bệnh hay phụ nữ mang thai.

Cháo gà ác đậu xanh

Cháo gà ác đậu xanh bổ dưỡng, mát lành. Ảnh: Internet

Công dụng của đậu xanh đối với sức khỏe

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Đậu xanh chứa các chất kháng viêm và vitamin B phức hợp, có công dụng tăng sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu nên rất có ích cho sức khỏe tim.

Hoạt chất thuộc nhóm flavonoid chứa trong vỏ đậu xanh có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa coumestrol – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.

Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.

Do đó, đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời, đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

cháo đậu xanh tốt cho sức khỏe

Ăn một chén cháo đậu xanh mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh: Internet

Nếu có nhu cầu học nấu các loại cháo dinh dưỡng như cháo lươn, ếch, thịt bằm, rau củ, cháo tim cật, cháo chim bồ câu, cá… bạn có thể đầu tư tham gia một Khóa học nấu cháo chuyên nghiệp để mở quán kinh doanh giúp tăng thêm thu nhập. Hãy điền thông tin vào form bên dưới để chúng tôi liên hệ tư vấn chi tiết trong thời gian sớm nhất.

The post Cách Nấu Cháo Đậu Xanh Đơn Giản, Thơm Ngon appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mo-quan-kinh-doanh/chao/chao-dau-xanh

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Cách Nấu Bao Tử Hầm Tiêu Xanh Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Bao tử hầm tiêu xanh là món ăn bổ dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt rất tốt cho những người đang mệt mỏi hoặc phụ nữ sau sinh. Cách nấu bao tử hầm tiêu xanh đơn giản mà hấp dẫn. Miếng bao tử giòn dai đậm đà, quyện cùng vị cay nhẹ đặc trưng của tiêu xanh và nước dùng ngọt thanh quả thực là một món ngon không thể bỏ qua.

Bao tử hầm tiêu xanh

Bao tử hầm tiêu xanh là món ăn hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng. Ảnh: Internet

Theo Y học cổ truyền, bao tử heo vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ khí, hỗ trợ chữa các bệnh lý dạ dày, cùng nhiều chứng bệnh khác như suy nhược cơ thể, thiếu máu, sa tử cung, trẻ em suy dinh dưỡng… Do cấu tạo bởi các cơ có chức năng nghiền và tiêu hóa thức ăn nên bao tử ăn rất dai giòn, đây cũng chính là đặc điểm khiến nhiều người ưa chuộng món ăn này. Nếu thích ăn bao tử hầm tiêu xanh nhưng ngại hàng quán chế biến không sạch sẽ, cùng học ngay cách nấu bao tử hầm tiêu xanh thơm ngon, bổ dưỡng lại đảm bảo an toàn.

Nguyên liệu nấu bao tử hầm tiêu xanh

  • Bao tử (dạ dày) heo: 500g
  • Hạt tiêu xanh nguyên chùm: 50g
  • Xương heo: 300g
  • Nấm mèo: 30g
  • Củ sen: 200g
  • Củ cải trắng: 1 củ
  • Gừng: 1 củ
  • Rau ăn kèm: mồng tơi, xà lách xoong
  • Gia vị: muối, đường, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn, phèn chua, rượu trắng

Nguyên liệu nấu

Nguyên liệu nấu bao tử hầm tiêu xanh. Ảnh: Internet

Cách nấu bao tử hầm tiêu xanh

Bước 1: Sơ chế bao tử

Bao tử rửa qua một lần với nước sạch, sau đó lộn mặt trong ra, cạo bỏ lớp màng và cắt bỏ phần mỡ thừa. Xát muối và chanh vào bao tử, bóp mạnh tay để khử mùi hôi, rửa sạch lại với nước. Tiếp theo dùng phèn chua chà xát vào miếng bao tử, bóp kỹ để phèn chua khử sạch mùi hôi và chất nhầy, đồng thời giúp miếng bao tử ăn giòn ngon hơn. Sau khi chà phèn chua đem bao tử rửa sạch lại nhiều lần với nước.

chanh và muối Chà xát bao tử

Chà xát bao tử nhiều lần với muối và chanh cho hết nhớt. Ảnh: Internet

Đun sôi hỗn hợp gồm 300ml nước, 20ml rượu trắng với vài lát gừng, sau đó cho bao tử vào trụng sơ cho đến khi 2 mặt săn lại thì vớt ra. Dùng dao hoặc kéo cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn (bao tử hầm tiêu xanh sẽ co lại bớt nên đừng cắt nhỏ quá bao tử sẽ không giòn).

Luộc bao tử

Luộc bao tử với rượu trắng và gừng để khử mùi. Ảnh: Internet

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Xương heo rửa sạch, sau đó trụng qua nước sôi có pha chút muối để khử mùi hôi.

Nấm mèo ngâm nở, cắt phần chân, rửa sạch, cắt miếng.

Củ sen, củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng 1cm.

Rau mồng tơi, xà lách xoong nhặt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo.

Tiêu xanh rửa sạch.

Bước 3: Ướp gia vị

Cho 1/2 nhánh tiêu xanh, 3 lát gừng, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng cà phê tiêu vào thố rồi giã nát. Sau đó cho hỗn hợp vừa giã vào phần bao tử đã sơ chế, trộn đều rồi ướp khoảng 15 phút để bao tử thấm gia vị.

Ướp bao tử với gia vị

Ướp bao tử với gia vị khoảng 15 phút cho thấm. Ảnh: Internet

Đặt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, tiếp theo cho hỗn hợp bao tử đã ướp vào, xào đến khi cạn nước và thấy bao tử săn lại, ngả màu vàng, tỏa mùi thơm hấp dẫn thì tắt bếp.

Xào bao tử trước khi hầm

Xào bao tử trước khi hầm sẽ giúp bao tử thấm gia vị và đậm đà hơn. Ảnh: Internet

Bước 4: Hầm bao tử

Cho phần xương heo vào nồi với 2,5 lít nước cùng 1 muỗng cà phê muối, đun với lửa lớn đến khi nước sôi thì vớt bọt, hạ nhỏ lửa và hầm trong 1 tiếng để lấy nước dùng.

Hầm xương heo

Hầm xương heo để lấy nước dùng ngon ngọt. Ảnh: Internet

Đổ phần bao tử đã xào vào nồi cùng củ sen, củ cải trắng và 1/2 nhánh tiêu xanh còn lại. Nấu cho sôi rồi hạ lửa nhỏ hầm 40 – 45 phút, đến khi thấy miếng bao tử mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn sựt.

Cho bao tử đã xào vào hầm

Cho bao tử đã xào vào hầm. Ảnh: Internet

Cho nấm mèo đã ngâm nở vào nồi nước hầm, nêm 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối cùng 1 muỗng canh nước mắm. Tiếp tục nấu 5 phút nữa rồi nhắc xuống. Vậy là bạn đã hoàn tất món bao tử hầm tiêu xanh thơm ngon, bổ dưỡng rồi.

Trình bày và thưởng thức

Khi ăn, đặt nồi bao tử hầm tiêu xanh lên bếp lẩu, dùng nóng với bún hay mì, ăn kèm với rau mồng tơi, xà lách xoong hoặc cải bẹ xanh đều ngon. Nồi bao tử hầm với nước dùng cay nồng, thơm nức mùi tiêu xanh, bao tử mềm dai, giòn sựt khi nhai rất ngon miệng.

Bao tử sau khi hầm mềm

Bao tử sau khi hầm mềm, giòn dai, thơm nhẹ mùi tiêu, ăn hoài không ngán. Ảnh: Internet

Mẹo làm sạch bao tử heo đơn giản, hết mùi hôi

Nội tạng động vật luôn là một trong những nguyên liệu cần phải chế biến kỹ để đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt với bao tử, người nội trợ thường mất nhiều thời gian để sơ chế. Để món bao tử hầm tiêu xanh được thơm ngon, nếu đã làm nhiều cách mà bao tử vẫn còn mùi, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.

Sử dụng muối, nước mắm: Cách đơn giản nhất để làm sạch mùi khó chịu của bao tử là bóp với muối thật kỹ cho đến khi bao tử hết nhớt, sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp đến sử dụng một ít nước mắm, muối hòa vào khoảng 1 lít nước, đun sôi, cho bao tử vào trụng. Làm như vậy những chất bẩn từ bao tử sẽ đi ra và nước mắm sẽ ngấm vào một phần, bao tử vừa hết mùi hôi lại giòn thơm hơn khi chế biến món ăn.

Sử dụng bột mì, chanh: Cạo sạch lớp màng nhầy ở mặt trái của bao tử, rửa trực tiếp dưới vòi nước, rắc bột mì lên rồi bóp thật kỹ để bột mì hút hết nhớt từ bao tử, cho thêm muối vào xát thật mạnh tay sau đó trụng với nước sôi. Vớt bao tử ra rửa lại, lấy một nửa quả chanh xát đều cả hai mặt. Chanh sẽ làm trắng bao tử đồng thời át bớt mùi hôi còn lại trên bao tử. Cách này khá tốn thời gian nhưng bao tử sẽ rất sạch và thơm.

Sử dụng gạo: Bóp qua bao tử heo với muối rồi rửa sạch, lấy gạo đã vo qua nhồi vào bao tử, luộc với nước trong khoảng nửa giờ (cho bao tử vào lúc nước sôi, không cho muối luộc cùng để bao tử không bị dai). Sau khi luộc chín, vớt bao tử ra, bỏ phần cơm bên trong, ngâm qua nước lạnh. Bằng cách này bao tử sẽ giòn, lại có mùi thơm của gạo.

Đảo bao tử trong chảo nóng: Lộn mặt trong của bao tử ra, bóp với muối để sạch màng mỡ. Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng cho bao tử vào đảo cho săn rồi lấy ra cạo sạch màng nhớt. Làm liên tục 3 lần, lần cuối cùng cho thêm một chút nước mắm ngon, đảo nhanh tay, lấy xuống, cạo nhớt, chà lại với muối và chanh rồi rửa sạch với nước.

dùng nước mắm để khử mùi hôi

Đảo bao tử trong chảo nước mắm để khử mùi hôi. Ảnh: Internet

Lưu ý trong quá trình hầm bao tử

Tiêu xanh là loại gia vị rất tốt cho sức khỏe, thích hợp nấu các món hầm. Bạn tìm mua loại tiêu xanh Phú Quốc là ngon nhất. Bạn cũng có thể dùng tiêu đen để thay thế nhưng hương vị món ăn sẽ bị giảm đi.

Nếu muốn món ăn có vị ngọt thanh và ngậy hơn, bạn có thể thay thế nước lọc bằng nước dừa trong quá trình hầm.

Với cách nấu bao tử hầm tiêu xanh trên đây, bạn có thể biến tấu thành món lẩu bao tử tiêu xanh bằng cách tăng thêm lượng nước dùng. Món lẩu này thích hợp thưởng thức trong những ngày mưa lạnh. Đừng quên chuẩn bị thêm chén nước mắm nguyên chất có vài lát ớt để tăng thêm hương vị.

Nếu muốn biết thêm nhiều công thức chế biến món ăn ngon khác, bạn có thể tham gia các lớp học chuyên đề với Bếp trưởng giàu kinh nghiệm. Hãy để thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được Bếp Trưởng Á Âu tư vấn chi tiết.

The post Cách Nấu Bao Tử Hầm Tiêu Xanh Thơm Ngon, Bổ Dưỡng appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/bao-tu-ham-tieu-xanh

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Các Món Ăn Giải Cảm Hiệu Quả

Cảm cúm là bệnh ai cũng có thể mắc phải, nhất là khi thời tiết thất thường tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh có thể tận dụng những nguyên liệu sẵn có để chế biến các món ăn giải cảm giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

mưa nắng thất thường dễ cảm cúm

Hè tới cùng với những đợt mưa nắng thất thường khiến cơ thể bạn dễ cảm cúm. Ảnh: Internet

Những món ăn không có tác dụng chữa lành bệnh, nhưng nó sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây Bếp Trưởng Á Âu giới thiệu những món ăn mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để giúp bạn vượt qua cơn cảm cúm nhẹ nhàng và nhanh hơn.

Cháo hành

Cháo hành tuy là món ăn đơn giản nhưng lại có nhiều công dụng, đặc biệt là giúp giải cảm nhanh và hiệu quả. Trong hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa nên thường dùng trong chế biến món ăn hàng ngày. Không chỉ người bệnh mà bất cứ ai cũng có thể ăn cháo hành để bồi bổ cơ thể.

Cách nấu cháo hành rất đơn giản, bạn nấu cháo như bình thường rồi cho hành lá xắt nhuyễn vào đến khi hành tái thì tắt bếp. Nên ăn cháo khi còn nóng để vã mồ hôi, tăng hiệu quả giải cảm.

Tô cháo hành

Tô cháo hành nóng hổi sẽ giúp cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và giải cảm một cách nhanh chóng. Ảnh: Internet

Cháo thịt bằm gừng tươi

Khi mắc bệnh, cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn nên cháo là thực phẩm phù hợp nhất cho người đang mắc bệnh cảm cúm. Bên cạnh cháo hành, bạn có thể nấu cháo thịt bằm gừng tươi để thay đổi trong các bữa ăn.

Gừng là lựa chọn hàng đầu giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết và tránh cảm lạnh. Do đó, cháo thịt bằm gừng là sự kết hợp hoàn hảo trong việc làm ấm cơ thể, giải cảm.

Để nấu cháo thịt bằm gừng tươi, bạn băm nhỏ thịt heo, ướp với ít hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu. Gạo nấu nhừ thì cho thịt băm vào, khuấy đều cho thịt rã ra và chín đều. Cho gừng thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị, tắt bếp.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng gừng cho các trường hợp sốt cao, có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết.

Cháo thịt bằm gừng tươi

Khi bị cảm, bạn hãy cho thêm một ít gừng các món ăn của mình. Ảnh: Internet

Cháo trứng tía tô

Tía tô là một loại rau ăn sống vừa ngon vừa có vị thuốc. Lá tía tô có vị cay, the, có mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giải độc và an thai rất tốt. Một tô cháo trứng tía tô nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi, có tác dụng giải cảm hiệu quả, hơn nữa món ăn nhẹ này giúp dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi cơ thể mệt mỏi.

Bạn nấu cháo chín, cho lòng đỏ trứng gà vào cháo, đánh lên cho tan hoặc để nguyên tùy theo ý thích. Sau đó cho tía tô, hành tím vào nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Nếu muốn có thêm đạm, bạn cũng có thể nấu cháo tía tô với thịt bằm hoặc các loại thịt khác.

Cháo trứng tía tô

Cháo trứng tía tô nóng là một trong những món ăn giải cảm hiệu quả, nhất là với bà bầu. Ảnh: Internet

Súp gà

Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, súp gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Các amino axit có trong thịt gà rất hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Món ăn này chứa nhiều dinh dưỡng, cung cấp chất đạm dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Gà sau khi làm sạch bạn cho gà vào nồi nước luộc. Khi gà chín, xé nhỏ thịt gà. Cho hành tây, cà rốt, khoai tây vào nấu. Khi rau củ mềm cho thịt gà đã xé vào. Thêm một ít bột năng và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Lấy súp ra bát, rắc thêm hạt tiêu và thưởng thức.

Súp gà

Không chỉ là món ăn hạ sốt, giải cảm, súp gà còn rất bổ dưỡng và thơm ngon. Ảnh: Internet

Phở bò

Thịt bò chứa nhiều chất kẽm, protein và vitamin B sẽ giúp người đang mắc cảm cúm bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Kết hợp thịt bò với các loại rau thơm, hành lá làm tăng thêm hương vị, bạn sẽ cảm thấy dễ ăn hơn, ngọt miệng hơn và khỏe lên trông thấy.

Bạn nấu sôi nước hầm xương bò trong nồi áp suất khoảng 40 phút, sau đó cho lần lượt hành tây, mía, gừng, rễ mùi, quế khô, hoa hồi, thảo quả, gừng tươi, hành tím, hạt mùi và các loại gia vị vào nước dùng rồi hầm trong 3 tiếng. Chú ý điều chỉnh nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Khi ăn bạn trần phở qua nước sôi rồi xếp vào tô, sau đó cho thịt bò tái đã trần sơ qua, rồi chan nước dùng để làm chín thịt bò. Ăn kèm phở với các loại rau thơm.

Phở bò

Phở bò vừa ngon, vừa bổ lại có tác dụng điều trị chứng cảm cúm khi thời tiết giao mùa. Ảnh: Internet

Canh khổ qua nhồi tôm

Theo Đông y, khổ qua (mướp đắng) có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, khổ qua còn có tác dụng giải cảm, trị viêm họng, tăng cường sức đề kháng. Ăn khổ qua thường xuyên cũng giúp an thần dễ ngủ hơn.

Tôm tươi bỏ đầu, đuôi, bóc vỏ, bỏ chỉ đen, đem giã nhuyễn. Phần đầu, đuôi và vỏ tôm thì giã, lọc lấy phần nước. Nấm hương, nấm mèo ngâm nở, cắt nhỏ cùng hành tím, hành lá. Tiếp theo, trộn đều thịt tôm với nấm, gia vị. Nhồi hỗn hợp vào bên trong trái khổ qua đã được cắt khúc, bỏ ruột. Sử dụng phần nước lọc đầu tôm đun sôi. Khi nước sôi cho khổ qua vào, nấu sôi. Nêm lại gia vị vừa ăn.

canh khổ qua nhồi tôm

Bồi bổ bằng canh khổ qua nhồi tôm giúp bạn đẩy lùi bệnh cảm cúm. Ảnh: Internet

Bên cạnh những món ăn kể trên, bạn có thể bổ sung dưỡng chất hàng ngày từ những thực phẩm tự nhiên giúp xua tan cảm cúm, hồi phục sức khỏe.

Tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, nó còn là kháng sinh tự nhiên giúp chống lại rất nhiều bệnh. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng tăng cường sức để kháng, diệt khuẩn và phòng chống cảm cúm. Tỏi cũng có tác dụng long đờm, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp.

Củ cải

Ngoài việc chế biến chín và ngâm giấm thì củ cải tươi còn được làm nước ép có tác dụng cho người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, hồi phục sức khỏe và nhất là phòng chống và trị cảm cúm.

Củ cải chữa trị cảm cúm

Củ cải có tác dụng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa trị cảm cúm. Ảnh: Internet

Nước ấm + chanh + mật ong

Nước ấm có tác dụng làm dịu họng. Chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Còn mật ong là thực phẩm kháng virus tự nhiên giúp diệt virus gây bệnh, đồng thời cũng có công dụng giảm ho.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng chống đỡ của cơ thể trước sự tấn công của bệnh cảm cúm. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, kiwi, chuối, đu đủ… Nhưng nếu bạn bị đau dạ dày, hãy cẩn thận khi sử dụng các loại trái cây có vị chua.

trái cây chứa nhiều vitamin C

Những loại trái cây có vị chua chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh: Internet

Trên đây là gợi ý những món ăn giải cảm giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Ngoài ra, khi mắc bệnh cảm nên hạn chế thức ăn có tính hàn như nước dừa, sắn dây, atisô, ốc, hến… Việc ăn quá nhiều những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

The post Các Món Ăn Giải Cảm Hiệu Quả appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/cac-mon-an-giai-cam-hieu-qua

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Học Nghề Bếp Và Giấc Mơ Ra Nước Ngoài Làm Việc

Hiện nay, nhiều nhân sự nghề bếp Việt sau khi tốt nghiệp trong nước lựa chọn ra nước ngoài để phát triển sự nghiệp của mình. Các mục tiêu hướng tới thường là những quốc gia phát triển về ngành bếp như Pháp, Úc, Singapore, Canada, Nhật Bản với giấc mơ nâng cao thu nhập, học hỏi thêm kinh nghiệm và định cư lâu dài tại nước ngoài.

Nghề bếp cơ hội làm việc nước ngoài

Nghề bếp mở ra cơ hội làm việc và định cư ở nước ngoài. Ảnh: Internet

Cơ hội nào cho nhân sự ngành bếp Việt?

Tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và dịch vụ tại nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây kéo theo sự gia tăng nhân sự không chỉ cho ngành này, mà nhu cầu việc làm cho vị trí đầu bếp cũng tăng nhanh. Nhất là nhân lực chất lượng cao chế biến những món ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng 5 sao. Do đó, các đơn vị tuyển dụng đã không ngừng nghỉ tìm kiếm các ứng cử viên phù hợp trên khắp nơi trên thế giới trong đó có đầu bếp Việt.
Bên cạnh đó, ẩm thực Việt ngày càng trở nên hấp dẫn trong mắt thực khách quốc tế. Các nhà hàng mang thương hiệu Việt có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các nhà hàng, khách sạn đã chiêu mộ không ít nhân sự nghề bếp người Việt đến làm việc lâu dài.

Đặc biệt, ngành bếp ở nhiều nước trên thế giới đang thiếu hụt nhân lực và là một trong những ngành được chính phủ các quốc gia ưu tiên định cư. Đây là cơ hội hấp dẫn cho người Việt đang mong muốn sống và làm việc lâu dài tại nước ngoài theo diện định cư tay nghề.

Mặt khác, ở góc độ nhà tuyển dụng, đầu bếp Việt Nam cũng ngày càng được chú ý hơn. Các học viên được đào tạo bài bản tại Việt Nam, đặc biệt ở trong những môi trường chuyên nghiệp, không chỉ có chuyên môn, tư chất tốt mà còn thành thạo tiếng Anh và tự tin khi làm việc với đồng nghiệp đến từ các đất nước khác.

Định cư tay nghề ngành bếp

Định cư tay nghề ngành bếp – cơ hội thường trú lâu dài tại nước ngoài. Ảnh: Internet

Con đường dẫn tới giấc mơ “cất cánh”

Thông thường, có 2 cách để học viên ngành bếp được làm việc tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

Một là qua chương trình du học nghề bếp quốc tế. Với những ai có điều kiện kinh tế, có thể chọn du học tại các quốc gia phát triển về đào tạo nghề bếp trên thế giới. Sau khi học xong, bạn sẽ tự tìm kiếm cơ hội ở lại làm việc và định cư. Tuy nhiên, lộ trình du học này tốn khá nhiều thời gian, chi phí và đặc biệt cơ hội định cư không cao do nhiều quy định khắt khe của Chính phủ sở tại với lao động nhập cư.

Hai là học nghề bếp tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và nhận chứng chỉ có giá trị quốc tế. Với chứng chỉ này, học viên sẽ có cơ hội thực tập hưởng lương, định cư làm việc lâu dài tại các nước ngoài nhưng chi phí thấp hơn rất nhiều so với đi du học.

Du học tại chỗ

Biến giấc mơ định cư nước ngoài thành hiện thực qua mô hình đào tạo “Du học tại chỗ”

Rút ngắn giấc mơ làm việc và định cư nước ngoài

Tại Việt Nam, Hướng Nghiệp Á Âu hiện đang triển khai chương trình đào tạo Nghiệp vụ Bếp Quốc Tế. Đây là chương trình được hợp tác đào tạo giữa CSAI (Trường đào tạo nghề, cung ứng nguồn nhân lực cho ngành nhà hàng khách sạn Úc, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) và JR Training (Đơn vị triển khai chương trình thực tập có lương và định cư tại Úc) với Hướng Nghiệp Á Âu. Học viên tham gia khóa học sẽ được đào tạo giống với chương trình của học viên học nghề hoặc du học sinh nghề bếp tại Úc.

Giáo trình giảng dạy được biên soạn tích hợp giữa tiêu chuẩn của chương trình đào tạo Chứng chỉ III Nghề bếp Thương mại, cùng những ưu việt trong chương trình Nghiệp vụ Bếp Trưởng Bếp Âu tại Hướng Nghiệp Á Âu. Ngoài ra, học viên còn được cung cấp những kỹ năng mà các nhà tuyển dụng F&B quốc tế chú trọng. Tất cả đều là những kiến thức đang được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề bếp quốc tế.

nghề bếp để phát triển tương lai

Ngày càng nhiều bạn trẻ tìm đến nghề bếp để phát triển đam mê và tạo lập tương lai bền vững

Hoàn thành chương trình Nghiệp vụ Bếp Quốc Tế, học viên sẽ được Hướng Nghiệp Á Âu và CSAI đồng cấp Chứng chỉ Xanh có giá trị quốc tế. Giá trị chứng chỉ được công nhận ở Khối Thịnh vượng chung Anh – The Commonwealth – gồm 53 quốc gia như Úc, Singapore, Malaysia, Canada, Anh, Nepal…

Chưa hết, học viên sẽ được JR Training (đối tác của Hướng Nghiệp Á Âu) đăng tải hồ sơ năng lực trên website tuyển dụng quốc tế để chọn đơn vị thực tập phù hợp và sau đó định cư làm việc tại Úc nếu có nhu cầu.
Được sống và làm việc tại một đất nước phát triển là một trải nghiệm quý giá không dễ gì có được. Với nghề bếp bạn hoàn toàn có thể biến giấc mơ này thành hiện thực qua mô hình đào tạo “Du học tại chỗ”. Điều bạn nên làm lúc này là nuôi dưỡng đam mê và nỗ lực phấn đấu để theo đuổi mục đích của mình đến cùng.

Hãy để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi), Hướng Ngiệp Á Âu sẽ tư vấn mọi thông tin chi tiết về chương trình học.

The post Học Nghề Bếp Và Giấc Mơ Ra Nước Ngoài Làm Việc appeared first on Bếp Trưởng.



Đăng Tại : Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/nghe-dau-bep/hoc-nghe-bep-ra-nuoc-ngoai-lam-viec