Với cách nấu xôi đỗ đen mà Bếp Trưởng Á Âu (BTAAu) chia sẻ, đảm bảo bạn sẽ có được nồi xôi với mùi thơm đặc trưng của gạo nếp, hạt xôi khô ráo không bị nhão hay khô cứng, để qua ngày hôm sau nếp vẫn mềm dẻo. Bạn yên tâm trổ tài nội trợ để mang lại cho gia đình một món ăn sáng ngon lành, đầy đủ dinh dưỡng mà không tốn nhiều thời gian.
Gạo nếp có thể kết hợp với nhiều loại hạt như đỗ xanh, hạt sen, lạc,… để tạo nên các món xôi hấp dẫn như xôi xéo, xôi ngũ sắc, xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi chim bồ câu…. Và một trong những sự kết hợp được nhiều người ưa chuộng đó là gạo nếp và đỗ đen.
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 250g
- Đỗ đen: 100g
- Vừng trắng: 30g
- Lạc: 50g
- Dừa nạo sợi: 150g
- Lá dứa: 3 lá
- Gia vị: đường, muối, dầu ăn
Cách nấu xôi đỗ đen đơn giản
Gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng còn đỗ đen giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe tim mạch. Vì vậy, xôi đỗ đen là một trong những món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, hoàn toàn phù hợp với mọi người, có thể dùng làm bữa sáng hoặc bữa tối.
Ngoài ra đỗ đen hay đỗ xanh chứa nhiều dinh dưỡng khoáng chất nên được người xưa sử dụng rất nhiều trong các buổi tiệc lễ. Theo văn hóa của người Việt Nam thường sử dụng xôi gấc đậu xanh cho ngày vu quy có hình trái tim hoặc in hình Rồng Phượng, xôi đậu đen thì thường thấy trong buổi tiệc đám dỗ, lễ tiệc trong gia đình.
Sơ chế đậu đen
Đỗ đen rửa sạch, loại bỏ sạn và những hạt lép nổi lên trên mặt nước. Ngâm đỗ khoảng 2 – 3 tiếng cho mềm.
Cho đỗ vào nồi, thêm 400ml nước lạnh cùng với 1 muỗng cà phê muối. Đậy nắp và đun với lửa lớn đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ, nấu đến khi ăn thử thấy hạt đỗ mềm nhưng vẫn còn nguyên hạt. Tắt bếp, cho đỗ ra rổ để ráo nước. Giữ lại nước luộc đỗ.
Đãi sạch gạo nếp
Gạo nếp vo và đãi sạch, sau đó ngâm trong nước luộc đỗ 3 – 4 tiếng để giúp món xôi có màu sắc đẹp mắt sau đó vớt ra, để ráo. Khi gần chuẩn bị nấu cho vào gạo 1/2 muỗng cà phê muối và xóc đều, như vậy lúc xôi chín ăn sẽ đậm đà hơn.
Để hạt nếp bóng và không bị khô, bạn cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn và trộn nhẹ nhàng.
Đồ xôi (hấp cách thủy)
- Chuẩn bị một nồi nước sôi, cho lá dứa đã rửa sạch và bó lại vào để tạo mùi thơm.
- Trộn đều gạo nếp và đỗ đen rồi cho vào xửng hấp, dàn đều. Dùng đũa tạo vài lỗ trên mặt xửng để hơi nước thoát lên giúp xôi được chín đều.
- Đặt xửng vào nồi hấp, dùng một chiếc khăn sạch phủ lên trên để tránh hơi nước bốc lên rồi rơi xuống làm xôi bị nhão. Đậy nắp và hấp xôi trong khoảng 20 phút.
- Sau khoảng thời gian trên, mở nắp để kiểm tra xem xôi đã chín chưa. Sau đó cho vào 1 muỗng canh đường, dùng đũa đảo đều và hấp thêm 10 phút nữa.
Làm muối vừng lạc để chấm
Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho lạc vào rang với lửa nhỏ. Đảo đều tay đến khi lạc chuyển sang màu vàng nâu, lớp vỏ nứt ra là được. Đổ lạc ra giấy báo, cuộn chặt và ủ trong 20 phút, sau đó lấy ra và xát bỏ lớp vỏ đi.
Tiếp tục cho vừng vào chảo, thêm vào 3 muỗng cà phê muối và đảo nhanh tay để không bị cháy. Khi thấy hạt vừng nổ lách tách là vừng đã chín.
Cho vừng và lạc đã xát vỏ vào cối, dùng chày giã nhỏ nhưng không giã quá nhuyễn, chỉ nên giã dập hạt lạc làm 3, 4 phần.
Trình bày và thưởng thức
Xới xôi ra đĩa, rắc dừa nạo sợi lên trên, thêm một ít muối vừng lạc và dùng nóng. Xôi đỗ đen hấp dẫn với hạt nếp dẻo thơm, không khô, hạt đỗ mềm mà không nát, ăn lại ngon và bổ dưỡng.
Ngoài muối vừng lạc, xôi đỗ đen ăn kèm với ruốc thịt, giò chả cũng rất ngon và hợp vị.
Ăn đỗ đen có tác dụng gì
Đỗ đen từ lâu đã là thực phẩm quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Ngoài dùng để nấu xôi, người ta còn sử dụng đỗ đen để nấu chè, nấu cháo hay rang lên làm nước uống cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo Đông y, đỗ đen có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và là vị thuốc quý giúp chữa bệnh hiệu quả. Trong loại hạt này có chứa chất xơ, protein, sắt, các khoáng chất vi lượng và vitamin cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Chất chống oxy hóa trong đỗ đen giúp ngăn chặn sự hình thành của tế bào gây ung thư, ức chế phát triển khối u.
Chứa hàm lượng lớn chất xơ, magie và folate giúp giảm homocysteine. Đây là axit amin gây đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhờ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Thành phần canxi, photpho, magie, kẽm… dồi dào cũng có tác dụng giúp xương chắc khỏe.
Ăn đỗ đen cũng làm ổn định hồng huyết cầu, bổ máu nên rất tốt cho phụ nữ mang thai, phụ nữ ở thời kỳ kinh nguyệt hay người bị chấn thương mất máu, người già thiếu máu lên não…
Chất selenium giúp tăng cường chức năng gan và thải độc gan hiệu quả.
Các axit amin giúp sản sinh ra các collagen có tác dụng làm mờ vết thâm nám, lão hóa da, giảm tình trạng chảy xệ của da để các chị em phụ nữ có một làn da luôn tươi trẻ.
Bài viết vừa chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen sao cho lên màu tự nhiên, thành phẩm thơm ngon, dẻo mềm, cũng như những công dụng của hạt đỗ đen đối với sức khỏe. Lưu lại công thức trên và thực hiện đúng từng bước là bạn sẽ có món xôi ngon tuyệt để thưởng thức. Chúc bạn thành công!
Nếu muốn sở hữu thêm nhiều cách nấu xôi ngon khác như là nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện, xôi gấc đậu xanh mừng vu quy thì đừng bỏ qua lớp Chuyên đề xôi của BTAAu. Những bí quyết tạo nên món xôi dẻo thơm, hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh sẽ được các Bếp trưởng giàu kinh nghiệm tiết lộ trong buổi học. Đăng ký bằng cách điền vào form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi).
The post Đây là cách nấu xôi ĐỖ ĐEN muối vừng không phải ai cũng biết appeared first on Bếp Trưởng.
from Trường dạy nấu ăn, pha chế, làm bánh Hướng Nghiệp Á Âu https://beptruong.edu.vn/day-nau-an/mon-an-ngon/xoi-do-den
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét